Hướng dẫn quy trình thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2022?
- Quy trình thực hiện thanh tra công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non như thế nào?
- Kinh phí và các điều kiện đảm bảo thực hiện công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non?
- Thực hiện báo cáo công tác thanh tra tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non như thế nào?
Quy trình thực hiện thanh tra công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non như thế nào?
Căn cứ Mục 3 Công văn 3738/BGDĐT-TTr năm 2022 quy định cơ sở đào tạo tổ chức hoạt động thanh tra tuyển sinh bám sát Thông tư 23/2016/TT-BGDĐT; quy trình thanh tra bám sát quy định tại Thông tư số 06/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
Căn cứ Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định quy trình thực hiện một cuộc thanh tra như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin, tài liệu để chuẩn bị thanh tra
- Trước khi ban hành Quyết định thanh tra, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý nhà nước của mình, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (gọi chung là Người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra) chỉ đạo thu thập thông tin, tài liệu để phục vụ cho việc ban hành Quyết định thanh tra trên cơ sở đề xuất của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dự kiến chủ trì cuộc thanh tra.
- Việc thu thập thông tin, tài liệu được thực hiện như sau:
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi thẩm quyền thanh tra báo cáo theo Đề cương yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Khi cần thiết và được Người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra đồng ý bằng văn bản thì người được giao thu thập thông tin, tài liệu làm việc trực tiếp với cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến là đối tượng thanh tra.
- Người được giao thu thập thông tin, tài liệu có trách nhiệm báo cáo kết quả thu thập thông tin, tài liệu bằng văn bản với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mình và Người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra. Báo cáo gồm các nội dung sau:
+ Khái quát tình hình hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến được thanh tra; tình hình chấp hành chính sách, pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến nội dung thanh tra;
+ Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nội dung dự kiến thanh tra (nếu có) và các thông tin khác có liên quan;
+ Đề xuất cụ thể nội dung, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra.
Hướng dẫn quy trình thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2022? (Hình từ internet)
Bước 2: Ban hành Quyết định thanh tra
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm đề xuất cụ thể nội dung, đối tượng, thời kỳ, thời hạn, thời gian tiến hành cuộc thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra và chuẩn bị dự thảo Quyết định thanh tra. Căn cứ quy định tại Điều 38 của Luật Thanh tra, Báo cáo kết quả thu thập thông tin, tài liệu và đề xuất của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra, Người có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra và chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra.
Bước 3: Xây dựng, phê duyệt, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra
- Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra với các nội dung: Mục đích, yêu cầu; phạm vi, nội dung, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra; phương pháp tiến hành thanh tra; tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo; việc sử dụng phương tiện, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra.
- Trưởng đoàn thanh tra trình Người ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra.
- Thời gian xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định thanh tra. Trường hợp thanh tra đột xuất thì thời hạn không quá 03 ngày làm việc.
- Kế hoạch tiến hành thanh tra thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra, quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi, thời kỳ, thời hạn, thời gian, phương pháp tiến hành thanh tra và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn thanh tra.
Bước 4: Xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
- Căn cứ Quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.
- Trước khi công bố Quyết định thanh tra 05 ngày làm việc, Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi đối tượng thanh tra kèm theo Đề cương yêu cầu báo cáo. Văn bản yêu cầu phải nêu rõ nội dung, hình thức báo cáo, thời hạn báo cáo.
Bước 5: Thông báo về việc công bố Quyết định thanh tra
- Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra về việc công bố Quyết định thanh tra; thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
- Trong trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra trình Người ra quyết định thanh tra ký văn bản thông báo về việc công bố Quyết định thanh tra.
Kinh phí và các điều kiện đảm bảo thực hiện công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non?
Căn cứ Mục 4 Công văn 3738/BGDĐT-TTr năm 2022 quy định kinh phí và các điều kiện đảm bảo thực hiện công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non như sau:
- Kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác thực hiện theo quy định tại Điều 23Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT, Thông tư số 69/2021/TT-BTC ngày 11/8/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông.
- Kinh phí trưng tập cộng tác viên thanh tra được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ GDĐT quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT ngày 16/9/2014 của Bộ GDĐT và Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Thực hiện báo cáo công tác thanh tra tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non như thế nào?
Căn cứ Mục 5 Công văn 3738/BGDĐT-TTr năm 2022 quy định công tác báo cáo cuộc điều tra như sau:
- Cơ sở đào tạo gửi kế hoạch, kết luận thanh tra, thông báo kết quả kiểm tra công tác tuyển sinh ngay sau khi ban hành về Thanh tra Bộ GDĐT theo địa chỉ số 35 đường Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội hoặc qua hệ thống eoffice.
- Đơn vị thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng gửi kế hoạch, kết luận thanh tra, thông báo kết quả kiểm tra công tác tuyển sinh ngay sau khi ban hành về Đại học theo phân cấp quản lý.
- Trường hợp có tình huống đột xuất, cần xin ý kiến chỉ đạo hoặc báo cáo nhanh đề nghị liên hệ Thanh tra Bộ GDĐT theo số điện thoại: 024.36231285. Email: thanhtrachuyennganh@moet.gov.vn./.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?