Hướng dẫn hạch toán tài khoản 336 phải trả nội bộ theo Thông tư 177 như thế nào? Tài khoản 336 phải trả nội bộ dùng để phản ánh nội dung gì?

Cho tôi hỏi: Hướng dẫn hạch toán tài khoản 336 phải trả nội bộ theo Thông tư 177 như thế nào? Câu hỏi của anh Dũng đến từ Lào Cai.

Tài khoản 336 phải trả nội bộ dùng để phản ánh nội dung gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 177/2015/TT-BTC quy định như sau:

1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh số vốn hoạt động ở các Chi được Trụ sở chính cấp, các khoản nợ phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả giữa Trụ sở chính với các Chi nhánh hoặc giữa các Chi nhánh với nhau.
b) Các khoản phải trả nội bộ phản ánh trên TK 336 - Phải trả nội bộ bao gồm:
- Vốn hoạt động ở các Chi nhánh do Trụ sở chính cấp;
- Các khoản Chi nhánh phải nộp, phải trả cho Trụ sở chính;
- Các khoản phải trả Chi nhánh khác;
- Các khoản Trụ sở chính phải cấp, phải trả cho Chi nhánh.
Các khoản phải trả, phải nộp có thể là quan hệ nhận tài sản, vốn, nộp phí BHTG, phải trả về tiền chi trả BH cho người gửi tiền, tiền thu thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG, chênh lệch thu, chi hoạt động, các khoản thu hộ, chi hộ và thanh toán vãng lai khác;
c) Chi nhánh ghi nhận khoản vốn hoạt động được Trụ sở chính cấp vào TK 3361 - Phải trả cấp trên về vốn hoạt động.
d) Tài khoản 336 - Phải trả nội bộ được hạch toán chi tiết cho từng đơn vị có quan hệ thanh toán và theo dõi theo từng khoản phải nộp, phải trả.
đ) Cuối kỳ, kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu TK 136, TK 336 giữa các đơn vị theo từng nội dung thanh toán nội bộ để lập biên bản thanh toán bù trừ theo từng đơn vị làm căn cứ hạch toán bù trừ trên 2 tài khoản này. Khi đối chiếu, nếu có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.
...

Như vậy theo quy định trên tài khoản 336 phải trả nội bộ dùng để phản ánh số vốn hoạt động ở các Chi được Trụ sở chính cấp, các khoản nợ phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả giữa Trụ sở chính với các Chi nhánh hoặc giữa các Chi nhánh với nhau.

Hướng dẫn hạch toán tài khoản 336 phải trả nội bộ theo Thông tư 177 như thế nào? Tài khoản 336 phải trả nội bộ dùng để phản ánh nội dung gì?

Hướng dẫn hạch toán tài khoản 336 phải trả nội bộ theo Thông tư 177 như thế nào? Tài khoản 336 phải trả nội bộ dùng để phản ánh nội dung gì? (Hình từ Internet)

Tài khoản 336 phải trả nội bộ có mấy tài khoản cấp 2?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 177/2015/TT-BTC quy định tài khoản 336 phải trả nội bộ có 08 tài khoản cấp 2, cụ thể:

- Tài khoản 3361 - Phải trả cấp trên về vốn hoạt động: Tài khoản này chỉ mở ở các Chi nhánh để phản ánh số vốn hoạt động hiện có được Trụ sở chính cấp.

- Tài khoản 3362 - Phải nộp cấp trên về phí BHTG: Tài khoản này chỉ mở ở các Chi nhánh để phản ánh số phí BHTG phát sinh trong kỳ phải nộp cho Trụ sở chính.

- Tài khoản 3363 - Phải nộp cấp trên về thu thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG: Tài khoản này chỉ mở ở các Chi nhánh để phản ánh số thu thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG phát sinh trong kỳ phải nộp cho Trụ sở chính.

- Tài khoản 3364 - Phải trả cấp dưới về chi trả tiền BH: Tài khoản này chỉ mở ở Trụ sở chính để phản ánh số tiền phải chuyển cho các Chi nhánh để chi trả tiền BH cho người gửi tiền khi Trụ sở chính có quyết định chi trả tiền BH theo hồ sơ các Chi nhánh đề nghị.

- Tài khoản 3365 - Phải trả cấp trên về tiền chi trả BH không có người nhận: Tài khoản này chỉ mở ở các Chi nhánh để phản ánh số tiền chi trả BH không có người nhận phát sinh trong kỳ phải nộp cho Trụ sở chính.

- Tài khoản 3366 - Phải nộp cấp trên về chênh lệch thu lớn hơn chi: Tài khoản này chỉ mở ở các Chi nhánh để phản ánh số chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động nghiệp vụ, quản lý BHTG phát sinh trong kỳ phải nộp cho Trụ sở chính.

- Tài khoản 3367 - Phải trả cấp dưới về chênh lệch thu nhỏ hơn chi: Tài khoản này chỉ mở ở Trụ sở chính để phản ánh số chênh lệch thu nhỏ hơn chi phát sinh trong kỳ phải cấp bù cho các Chi nhánh.

- Tài khoản 3368 - Phải trả nội bộ khác: Phản ánh các khoản phải trả khác ngoài các khoản phải trả nêu trên giữa Trụ sở chính với các Chi nhánh và giữa các Chi nhánh với nhau.

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu tại trụ sở chính đối với tài khoản 336 phải trả nội bộ như thế nào?

Căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 18 Thông tư 177/2015/TT-BTC quy định phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu tại trụ sở chính đối với tài khoản 336 phải trả nội bộ như sau:

* Kế toán phải trả cấp dưới về chi trả tiền BH:

- Khi Trụ sở chính có quyết định chi trả tiền BH cho người gửi tiền căn cứ vào hồ sơ đề nghị của Chi nhánh, ghi:

Nợ TK 337 - Quỹ dự phòng nghiệp vụ

Có TK 3364 - Phải trả cấp dưới về chi trả tiền BH.

- Khi quyết toán số tiền BH đã chi trả với Chi nhánh có các khoản tiền BH không có người nhận được ghi giảm số phải trả Chi nhánh về tiền chi trả BH, ghi:

Nợ TK 3364 - Phải trả cấp dưới về chi trả tiền BH

Có TK 337 - Quỹ dự phòng nghiệp vụ.

- Khi có quyết định bù trừ giữa số phí BHTG hoặc các khoản khác phải thu của chi nhánh với số tiền chi trả BH phải trả cho chi nhánh, ghi:

Nợ TK 3364 - Phải trả cấp dưới về chi trả tiền BH

Có TK 1362 - Phải thu cấp dưới về phí BHTG

Có các TK 1363, 1365, 1366, 1368.

- Khi chuyển tiền cho Chi nhánh để chi trả tiền BH, ghi:

Nợ TK 3364 - Phải trả cấp dưới về chi trả tiền BH

Có các TK 111, 112.

- Khi có quyết định của Trụ sở chính thu hồi vốn hoạt động ở Chi nhánh bằng việc bù trừ với số tiền chi trả BH phải trả cho Chi nhánh, ghi:

Nợ TK 3364 - Phải trả cấp dưới về chi trả tiền BH

Có TK 1361 - Vốn hoạt động ở các đơn vị trực thuộc.

* Kế toán phải trả cấp dưới về chênh lệch thu nhỏ hơn chi:

- Cuối kỳ, kết chuyển chênh lệch thu nhỏ hơn chi hoạt động nghiệp vụ, quản lý BHTG theo báo cáo của các Chi nhánh, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả hoạt động

Có TK 3367 - Phải trả cấp dưới về chênh lệch thu nhỏ hơn chi.

- Khi có quyết định bù trừ giữa khoản chênh lệch thu nhỏ hơn chi phải cấp bù cho Chi nhánh và các khoản khác phải thu của Chi nhánh, ghi:

Nợ TK 3367 - Phải trả cấp dưới về chênh lệch thu nhỏ hơn chi

Có các TK 1362, 1363, 1365, 1366, 1368.

- Khi Trụ sở chính cấp bù chênh lệch thu nhỏ hơn chi cho Chi nhánh, ghi:

Nợ TK 3367 - Phải trả cấp dưới về chênh lệch thu nhỏ hơn chi

Có các TK 111, 112.

- Khi Trụ sở chính có quyết định thu hồi vốn hoạt động ở Chi nhánh bằng việc bù trừ với số chênh lệch thu nhỏ hơn chi phải cấp bù cho Chi nhánh, ghi:

Nợ TK 3367 - Phải trả cấp dưới về chênh lệch thu nhỏ hơn chi

Có TK 1361 - Vốn hoạt động ở các đơn vị trực thuộc.

* Kế toán các khoản phải trả nội bộ khác:

- Số tiền phải trả cho các Chi nhánh về các khoản đã được chi hộ, trả hộ,

Nợ các TK 152, 153, 331, 631, 642,...

Có TK 3368 - Phải trả nội bộ khác.

- Khi thu tiền hộ cho các Chi nhánh, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 3368 - Phải trả nội bộ khác.

- Bù trừ các khoản phải thu, phải trả nội bộ của cùng một đối tượng, ghi:

Nợ TK 3368 - Phải trả nội bộ khác

Có các TK 1362, 1363, 1365, 1366, 1368.

- Khi thanh toán các khoản phải trả cho Trụ sở chính hoặc các Chi nhánh khác, ghi:

Nợ TK 3368 - Phải trả nội bộ khác

Có các TK 111, 112.

- Khi Trụ sở chính có quyết định thu hồi vốn hoạt động ở Chi nhánh bằng việc bù trừ với số phải trả, phải nộp khác cho Chi nhánh, ghi:

Nợ TK 3368 - Phải trả nội bộ khác

Có TK 1361 - Vốn hoạt động ở các đơn vị trực thuộc.

Tài khoản 336
Bảo hiểm tiền gửi TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HIỂM TIỀN GỬI
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Cá nhân có tiền gửi bằng đồng Việt Nam được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có quyền gì?
Pháp luật
Tiền gửi bằng ngoại tệ có được bảo hiểm tiền gửi không? Tiền gửi được bảo hiểm có phải là cơ sở để tính phí bảo hiểm tiền gửi?
Pháp luật
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có phải thông báo công khai về địa điểm, thời gian, phương thức trả tiền bảo hiểm không?
Pháp luật
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được ủy quyền cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chi trả số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi không?
Pháp luật
Tổ chức nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi? Nguyên tắc bảo hiểm tiền gửi là gì theo quy định?
Pháp luật
Ai sẽ được nhận tiền bảo hiểm tiền gửi khi tổ chức tín dụng bị phá sản? Được ủy quyền cho người khác để nhận tiền bảo hiểm tiền gửi không?
Pháp luật
Tổ chức tài chính vi mô là đối tượng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi đúng hay không theo quy định?
Pháp luật
Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi là gì? Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Tổ chức nào chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo hiểm tiền gửi? Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài khoản 336
7,542 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài khoản 336 Bảo hiểm tiền gửi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài khoản 336 Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm tiền gửi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào