Hướng dẫn đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển năm 2024 của các đơn vị sự nghiệp công lập từ 30/8/2024?
Đánh giá việc triển khai và tổ chức thực hiện dự toán chi đầu tư phát triển năm 2024 của các đơn vị sự nghiệp công lập ra sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 49/2024/TT-BTC hướng dẫn nội dung đánh giá việc triển khai và tổ chức thực hiện dự toán chi đầu tư phát triển (ĐTPT) năm 2024 (không bao gồm nhiệm vụ tín dụng, chương trình mục tiêu quốc gia) như sau:
* Đối với dự toán chi ĐTPT hằng năm thuộc phạm vi Luật Đầu tư công 2019.
- Chi ĐTPT các chương trình, dự án
+ Tình hình phân bổ và giao, điều chỉnh, bổ sung dự toán chi ĐTPT nguồn NSNN năm 2024 (nếu có), chi tiết theo từng ngành, lĩnh vực chi, theo các chỉ tiêu:
(i) Thời hạn phân bổ và giao kế hoạch cho chủ đầu tư;
(ii) Kết quả bố trí dự toán để thu hồi vốn ngân sách ứng trước
(iii) Thanh toán nợ xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 thuộc nguồn NSNN theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Đầu tư công 2019;
(iv) Khó khăn, vướng mắc, kiến nghị điều chỉnh cơ chế, chính sách và trong tổ chức thực hiện.
+ Tình hình thực hiện dự toán chi ĐTPT chương trình, dự án nguồn NSNN năm 2024 (bao gồm cả chuyển nguồn từ các năm trước sang năm 2024 theo quy định; đánh giá, phân tích làm rõ nguyên nhân chậm giải ngân nếu có), chi tiết theo từng lĩnh vực chi, gồm:
(i) Các chương trình, dự án đầu tư công (cụ thể từng dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án đường cao tốc, dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững):
(ii) Tình hình thực hiện và giải ngân vốn đến hết tháng 6 năm 2024, báo cáo dự kiến khả năng thực hiện đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2025;
(iii) Chi tiết theo từng nguồn vốn (trong đó: đối với chỉ ĐTPT của NSĐP có phụ biểu chi tiết theo từng nhóm dự án thuộc ngành, lĩnh vực;
(iv) Vốn NSTW hỗ trợ có mục tiêu từ vốn nước ngoài, vốn trong nước);
(v) có biểu phụ lục chi tiết từng dự án, số liệu về tổng mức đầu tư được duyệt, vốn thanh toán lũy kế đến hết năm 2023, kế hoạch vốn các năm trước chuyển sang năm 2024, kế hoạch vốn năm 2024 - kể cả vốn bổ sung, điều chỉnh và ước thực hiện năm 2024 (kèm theo thuyết minh nguyên nhân).
(vi) Đối với chi ĐTPT từ nguồn tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền và chuyển mục đích sử dụng đất: tình hình thu, nộp ngân sách và việc thực hiện dự toán chi ĐTPT năm 2024 từ nguồn thu này.
(vii) Đánh giá việc thực hiện năm 2024 đối với các nhiệm vụ chi đầu tư được giao từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi các năm 2021-2023 được quyết định thực hiện trong năm 2024 và nguồn dự phòng ngân sách các cấp năm 2024 (nếu có).
- Tình hình quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành, trong đó nêu rõ:
(i) Số dự án đã được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành và số vốn chưa được bố trí để thanh toán so với giá trị quyết toán dự án hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
(ii) Số vốn đầu tư công đã thanh toán vượt giá trị quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa thu hồi nộp NSNN;
(iii) Số dự án sử dụng vốn đầu tư công đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán theo quy định đến hết tháng 6 năm 2024, dự kiến đến hết năm 2024;
(iv) Nguyên nhân.
* Đánh giá việc triển khai và tổ chức thực hiện dự toán chi ĐTPT theo Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị quyết 11/NQ-CP/2022 (không bao gồm nhiệm vụ tín dụng) theo từng chương trình, dự án, từng lĩnh vực chi.
Tình hình phân bổ, giao, bổ sung dự toán (nếu có), tình hình thực hiện và giải ngân năm 2024 nguồn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (bao gồm cả nguồn hoàn trả cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội từ các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 theo Nghị quyết 93/2023/QH15).
Hướng dẫn đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển năm 2024 của các đơn vị sự nghiệp công lập từ 30/8/2024? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tín dụng nhà nước năm 2024 như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 49/2024/TT-BTC hướng dẫn nội dung đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tín dụng nhà nước năm 2024 như sau:
- Tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư ưu đãi của Nhà nước và tín dụng chính sách 6 tháng đầu năm, ước thực hiện cả năm 2024 gồm:
+ Huy động vốn, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
+ Tăng trưởng tín dụng, giải ngân, thu nợ gốc, dư nợ cho vay;
+ NSNN cấp bù lãi suất và phí quản lý,...
- Việc cải cách hành chính trong thủ tục xét duyệt cho vay.
Thông tư 49/2024/TT-BTC có hiệu lực thi hành khi nào?
Căn cứ theo Điều 29 Thông tư 49/2024/TT-BTC quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2024 và áp dụng cho quá trình xây dựng dự toán NSNN năm 2025 và kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2025-2027. Nội dung, quy trình và thời gian lập dự toán NSNN năm 2025 và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2025-2027 được thực hiện theo quy định của Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật và hướng dẫn tại Thông tư này.
...
Theo đó, Thông tư 49/2024/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2024 và áp dụng cho quá trình xây dựng dự toán NSNN năm 2025 và kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2025-2027.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?