Hướng dẫn công tác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi như thế nào?
Định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi là gì?
Ngày 30/12/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi (sau đây gọi là định mức kinh tế - kỹ thuật) là mức hao phí cần thiết về lao động, vật liệu, dụng cụ, năng lượng, nhiên liệu, máy móc, thiết bị, chi phí quản lý để hoàn thành công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi trong điều kiện cụ thể đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Theo đó, định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi là mức hao phí cần thiết về lao động, vật liệu, dụng cụ, năng lượng, nhiên liệu, máy móc, thiết bị, chi phí quản lý để hoàn thành công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi trong điều kiện cụ thể đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Hướng dẫn công tác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi như thế nào? (Hình từ Internet)
Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi được dựa trên những căn cứ nào?
Về căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi, Điều 9 Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
Căn cứ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
1. Tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ, thông số kỹ thuật, yêu cầu cơ bản, năng lực thực hiện, trình độ tổ chức, hạ tầng công nghệ liên quan đến công trình thủy lợi, tổ chức quản lý, vận hành công trình thủy lợi và quy định pháp luật hiện hành.
2. Chế độ kế toán, tài chính, chế độ làm việc của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Điều kiện thực tế về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực tài chính của đơn vị khai thác công trình thủy lợi.
4. Đặc thù hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Điều kiện khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng của vùng.
5. Số liệu thống kê hằng năm và các tài liệu có liên quan.
Như vậy, có năm căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi bao gồm:
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ, thông số kỹ thuật, yêu cầu cơ bản, năng lực thực hiện, trình độ tổ chức, hạ tầng công nghệ liên quan đến công trình thủy lợi, tổ chức quản lý, vận hành công trình thủy lợi và quy định pháp luật hiện hành.
- Chế độ kế toán, tài chính, chế độ làm việc của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Điều kiện thực tế về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực tài chính của đơn vị khai thác công trình thủy lợi.
- Đặc thù hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Điều kiện khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng của vùng.
- Số liệu thống kê hằng năm và các tài liệu có liên quan.
Có mấy phương pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
Đơn vị chủ trì xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật lựa chọn một hoặc đồng thời các phương pháp dưới đây:
1. Phương pháp thống kê, tổng hợp
Dựa vào số liệu thống kê hằng năm hoặc trong các kỳ báo cáo (số liệu thống kê phải đảm bảo độ tin cậy, tính pháp lý trong thời gian tối thiểu ba năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật) và dựa vào kinh nghiệm thực tế hoặc các thông số so sánh để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
2. Phương pháp so sánh
Dựa vào các định mức của công việc, sản phẩm tương đồng đã thực hiện trong thực tế để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
3. Phương pháp tiêu chuẩn
Căn cứ các tiêu chuẩn, quy định của nhà nước về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi, mức tiêu hao máy móc, thiết bị để xây dựng định mức lao động, định mức máy móc, thiết bị cho từng công việc hoặc nhóm công việc.
4. Phương pháp phân tích thực nghiệm
Dựa vào kết quả triển khai khảo sát, thực nghiệm (khảo sát, chụp ảnh, bấm giờ và các phương pháp khác tương tự) về hao phí thời gian lao động, hao phí vật liệu và thời gian sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị thực tế theo từng quy trình, nội dung công việc để phân tích, tính toán từng yếu tố cấu thành định mức (lựa chọn những công việc không xác định được qua ba phương pháp trên hoặc xác định được nhưng chưa chính xác mà cần phải kiểm nghiệm thực tế).
Theo đó, Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm:
- Phương pháp thống kê, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp tiêu chuẩn
- Phương pháp phân tích thực nghiệm
Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 28/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?