Hướng dẫn chính sách, chế độ khi nghỉ việc của CBCCVC trong sắp xếp bộ máy theo Thông tư 01/2025 ra sao?
- Hướng dẫn chính sách, chế độ khi nghỉ việc của CBCCVC trong sắp xếp bộ máy theo Thông tư 01/2025 ra sao?
- Cách xác định thời điểm và tiền lương tháng để tính hưởng chính sách, chế độ?
- Cách tính hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi?
- Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với CBCCVC cấp xã?
- Cách tính hưởng chính sách thôi việc đối với viên chức và người lao động?
Hướng dẫn chính sách, chế độ khi nghỉ việc của CBCCVC trong sắp xếp bộ máy theo Thông tư 01/2025 ra sao?
Ngày 17 tháng 01 năm 2025, Bộ Nội vụ đã thông qua Thông tư 01/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Theo đó, Thông tư 01/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 1 Nghị định 178/2024/NĐ-CP trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp của hệ thống chính trị, gồm:
+ Cách xác định thời điểm và tiền lương tháng để tính hưởng chính sách, chế độ;
+ Cách tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi; cách tính hưởng chính sách thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã;
+ Cách tính hưởng chính sách thôi việc đối với viên chức, người lao động và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp.
Thông tư 01/2025/TT-BNV áp dụng đối với Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người lao động quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, cụ thể:
- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức;
- Cán bộ, công chức cấp xã;
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15 tháng 01 năm 2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (sau đây viết tắt là người lao động).
Thông tư 01/2025/TT-BNV không áp dụng với những người đã hưởng chính sách quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP về tinh giản biên chế trước ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Hướng dẫn chính sách, chế độ khi nghỉ việc của CBCCVC trong sắp xếp bộ máy theo Thông tư 01/2025 ra sao? (Hình từ Internet)
Cách xác định thời điểm và tiền lương tháng để tính hưởng chính sách, chế độ?
Tại Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV quy định tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP để tính chính sách, chế độ khi nghỉ việc như sau:
(1) Thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền là thời điểm có hiệu lực của văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ban hành về sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính.
- Trong thời hạn 12 tháng tính từ thời điểm quy định trên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ việc (nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc) thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của 12 tháng đầu tiên.
- Sau thời hạn quy định tại điểm a khoản này thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của tháng thứ 13 trở đi.
(2) Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP để tính chính sách, chế độ khi nghỉ việc như sau:
- Đối với người hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định
Tiền lương tháng hiện hưởng bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và các khoản tiền phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, nếu có), cụ thể:
Tiền lương tháng hiện hưởng = Hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp x Mức lương cơ sở + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) x Mức lương cơ sở + Mức tiền các khoản phụ cấp tính theo lương ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp (nếu có)
Mức lương cơ sở để tính tiền lương tháng hiện hưởng nêu trên là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm tháng trước liền kề tháng nghỉ việc.
- Đối với người hưởng mức lương bằng tiền theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động thì tiền lương tháng hiện hưởng là mức tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
Cách tính hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi?
Tại Điều 4 Thông tư 01/2025/TT-BNV quy định Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người lao động quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP, thì được:
- Hưởng ngay lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
- Đồng thời được hưởng trợ cấp hưu trí một lần quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP; trợ cấp theo số năm nghỉ sớm và trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với CBCCVC cấp xã?
Theo Điều 5 Thông tư 01/2025/TT-BNV nêu rõ Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người lao động quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được:
- Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Đồng thời được hưởng 03 khoản trợ cấp quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 9 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, gồm: trợ cấp thôi việc, trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm.
Cách tính hưởng chính sách thôi việc đối với viên chức và người lao động?
Tại Điều 6 Thông tư 01/2025/TT-BNV nêu rõ Viên chức và người lao động quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được:
- Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Đồng thời được hưởng 03 chính sách quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 10 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, gồm: trợ cấp thôi việc, trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?
- Thông tin gốc về doanh nghiệp là gì? Ngành nghề kinh doanh có được ghi nhận vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp?
- Di dời công trình xây dựng là gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình gồm những giấy tờ nào?
- Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là gì? Có bao gồm thời hạn sử dụng công trình xây dựng không?