Hướng dẫn cách điền mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính mới nhất 2024? Tải về mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả?
- Hướng dẫn cách điền mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính mới nhất 2024? Tải về mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả?
- Quyền tác giả đối với chương trình máy tính thực hiện như thế nào theo quy định mới nhất?
- Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính hiện nay là bao lâu?
Hướng dẫn cách điền mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính mới nhất 2024? Tải về mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả?
Mẫu Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính hiện nay thực hiện thống nhất theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL.
Theo đó, cách điền mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính mới nhất như sau:
(1) Trường hợp Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho cá nhân, ký nháy từng trang Tờ khai; trường hợp Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho tổ chức, đóng dấu giáp lai Tờ khai.
(2) Phát hành bản sao để phổ biến tới công chúng như xuất bản, ghi âm, ghi hình, in ấn, đăng tải lên mạng viễn thông, mạng Internet và các hình thức khác.
(3) Cam đoan: Nội dung chương trình máy tính (code, giao diện) do tác giả/đồng tác giả sáng tạo, không sao chép từ tác phẩm của người khác, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với những tác phẩm chứa nội dung liên quan tới chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, thuần phong mỹ tục, sức khỏe, danh dự, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, thì phải cam đoan: không có nội dung, hình ảnh vi phạm, không xuyên tạc, không gây ảnh hưởng tới các vấn đề này.
(4) + Khai đầy đủ các đồng tác giả (nếu có) và nêu rõ vai trò của từng đồng tác giả trong sáng tạo tác phẩm;
+ Trường hợp tác giả đã chết, ghi rõ năm tác giả chết tại mục này.
(5), (7) Khai đầy đủ các đồng chủ sở hữu quyền tác giả, nếu có.
(6) Khai đầy đủ các đồng tác giả, nếu có.
(8) Trường hợp đăng ký cho tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả thì tác giả là người ký tên trên Tờ khai.
Trường hợp đăng ký cho chủ sở hữu quyền tác giả thì chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu quyền tác giả là người ký tên và đóng dấu (trong trường hợp là tổ chức) trên Tờ khai.
Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả/đồng chủ sở hữu quyền tác giả thì phải có chữ ký của tất cả các đồng tác giả/đồng chủ sở hữu quyền tác giả. Tờ khai có thể do một trong số các đồng tác giả/đồng chủ sở hữu quyền tác giả ký tên nếu có văn bản ủy quyền của các đồng tác giả/đồng chủ sở hữu quyền tác giả còn lại theo quy định của pháp luật.
Tải về Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả
Hướng dẫn cách điền mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính mới nhất 2024? Tải về mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả?
Quyền tác giả đối với chương trình máy tính thực hiện như thế nào theo quy định mới nhất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định quyền tác giả đối với chương trình máy tính như sau:
- Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) và quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022).
- Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022); chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022).
- Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính được sửa lỗi trên bản sao chương trình máy tính đó trong trường hợp cần thiết cho việc sử dụng.
- Quyền cho thuê chương trình máy tính quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.
- Quyền cho thuê đối với chương trình máy tính không áp dụng trong trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông hoặc các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính hiện nay là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 như sau:
1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.
2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Như vậy, chương trình máy tính theo quy định sẽ có thời hạn bảo hộ như sau:
+ Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bảo hộ vô thời hạn
Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) và quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) có thời hạn bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?