Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 2 cho người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động năm 2024 ra sao?
Nhóm 2 tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động gồm những ai?
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định về nhóm 2 thuộc đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động bao gồm như sau:
Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (Nhóm 2) bao gồm:
- Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
- Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 2 cho người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động năm 2024 ra sao? (Hình từ Internet)
Nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho nhóm 2 gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi Huấn luyện các đối tượng nhóm 2 bao gồm:
- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
- Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động:
+ Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở;
+ Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
+ Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
+ Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
+ Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động;
+ Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động;
+ Nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác điều tra tai nạn lao động;
+ Những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động;
+ Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
+ Hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
+ Sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
+ Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động;
- Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Trong đó, tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra (Điều 19 Nghị định 44/2016/NĐ-CP)
Người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể nào?
Căn cứ quy định tại Điều 22 Nghị định 44.2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP về tiêu chuẩn đối với người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
a) Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:
a) Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng hoặc tổ chức triển khai về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;
c) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, điểm b Khoản này và có ít nhất 05 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động.
3. Huấn luyện nội dung lý thuyết chuyên ngành:
a) Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.
b) Người có trình độ cao đẳng có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.
4. Huấn luyện thực hành:
a) Huấn luyện thực hành nhóm 2: Người có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện;
b) Huấn luyện thực hành nhóm 3: Người có trình độ từ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 03 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện;
c) Huấn luyện thực hành nhóm 4: Người có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 03 năm trong chuyên ngành huấn luyện;
d) Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ;
đ) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, b, c Khoản này nhưng có ít nhất 04 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động thì được huấn luyện thực hành theo quy định tại các điểm a, b, c Khoản này phù hợp với kinh nghiệm.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết chương trình khung huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học, việc tổ chức sát hạch và cấp giấy chứng nhận.
6. Định kỳ 5 năm, người huấn luyện phải tham dự khóa tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động, trừ người huấn luyện thuộc điểm a Khoản 1 Điều này, người huấn luyện sơ cấp cứu.
7. Tổ chức thực hiện khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động ghi sổ theo dõi và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nếu muốn tiến hành huấn luyện cho các nhóm người tham gia trên thực tế thì cần đáp ứng được các tiêu chuẩn về 4 nội dung:
- Huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
- Huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động
- Huấn luyện nội dung lý thuyết chuyên ngành
- Huấn luyện thực hành
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?