Hội nghị trao đổi đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân được tổ chức một năm mấy lần?
- Công dân trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở thông qua những hình thức nào?
- Hội nghị trao đổi đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân được tổ chức một năm mấy lần?
- Hội nghị của cộng đồng dân cư phải được tổ chức một năm ít nhất một lần có đúng không?
Công dân trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở thông qua những hình thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 thì hình thức để công dân trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở bao gồm:
- Hoạt động lao động, sản xuất, học tập, công tác, sinh hoạt của công dân ở cộng đồng dân cư;
- Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người dân ở cộng đồng dân cư;
- Tiếp cận các thông tin được công khai; các thông tin, báo cáo của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý hoặc thực hiện các nội dung Nhân dân đã bàn và quyết định;
- Tham dự hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân, hội nghị tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp công dân; hội nghị định kỳ và các cuộc họp khác của cộng đồng dân cư.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 31 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 còn quy định công dân thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và các tổ chức tự quản khác ở địa phương được thành lập theo quy định của pháp luật.
Hội nghị trao đổi đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân được tổ chức một năm mấy lần? (Hình từ Internet)
Hội nghị trao đổi đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân được tổ chức một năm mấy lần?
Căn cứ Điều 32 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân
1. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức ít nhất một lần hội nghị trao đổi, đối thoại với Nhân dân trên địa bàn về tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân và những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương.
2. Nội dung, cách thức tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân hằng năm ít nhất một lần.
Nội dung của những lần hội nghị trao đổi đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hội nghị của cộng đồng dân cư phải được tổ chức một năm ít nhất một lần có đúng không?
Căn cứ Điều 33 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư
1. Hội nghị của cộng đồng dân cư được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần vào thời gian cuối năm.
2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm triệu tập, chủ trì hội nghị. Thành phần tham dự hội nghị là đại diện của toàn thể các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố.
3. Tại hội nghị, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm báo cáo với Nhân dân về tình hình của cộng đồng dân cư, kết quả thực hiện các nội dung đã được cộng đồng dân cư bàn và quyết định. Đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố báo cáo, cung cấp thông tin về tình hình, kết quả thực hiện dân chủ ở thôn, tổ dân phố và trên địa bàn cấp xã. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân được bầu tại thôn, tổ dân phố báo cáo, cung cấp thông tin về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, xem xét, xác minh theo kiến nghị của Nhân dân trên địa bàn.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư.
Theo đó, Hội nghị của cộng đồng dân cư được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần vào thời gian cuối năm. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm triệu tập, chủ trì hội nghị của cộng đồng dân cư và tại hội nghị này tiến hành những nội dung như sau:
- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm báo cáo với Nhân dân về tình hình của cộng đồng dân cư, kết quả thực hiện các nội dung đã được cộng đồng dân cư bàn và quyết định.
- Đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố báo cáo, cung cấp thông tin về tình hình, kết quả thực hiện dân chủ ở thôn, tổ dân phố và trên địa bàn cấp xã.
- Thành viên Ban Thanh tra nhân dân được bầu tại thôn, tổ dân phố báo cáo, cung cấp thông tin về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, xem xét, xác minh theo kiến nghị của Nhân dân trên địa bàn.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực 01/07/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?