Hội đồng Thi đua - Khen thưởng: Kiến nghị, đề xuất chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước?
Quy định về quyền của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong thi đua, khen thưởng?
Theo quy định tại Điều 86 Luật Thi đua khen thưởng 2022 quy định về quyền của cá nhân, tập thể, hộ gia đình cụ thể như sau:
(1) Cá nhân, tập thể, hộ gia đình được tham gia các phong trào thi đua, được khen thưởng kèm theo hiện vật khen thưởng và hưởng lợi ích khác theo quy định của pháp luật.
(2) Cá nhân, hộ gia đình được tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng hiện vật khen thưởng. Tập thể được tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có quyền lưu giữ, trưng bày, sử dụng biểu tượng của các hiện vật khen thưởng đó trên các văn bản, tài liệu chính thức của tập thể.
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng: Kiến nghị, đề xuất chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước?
Quy định về nghĩa vụ của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong thi đua, khen thưởng?
Đối với quy định về nghĩa vụ của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong thi đua, khen thưởng thì tại Điều 87 Luật Thi đua khen thưởng 2022 quy định cụ thể như sau:
(1) Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng.
(2) Phát huy thành tích đã đạt được, tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm; bảo quản, lưu giữ các hiện vật khen thưởng.
Quy định về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng: Đề xuất chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước?
Căn cứ theo quy định tại Điều 90 Luật Thi đua khen thưởng 2022 quy định về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cụ thể như sau:
(1) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.
2) Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương gồm Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng Chính phủ, các Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên khác là đại diện lãnh đạo một số cơ quan của Đảng ở trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội.
Chủ tịch Hội đồng quyết định cụ thể thành viên Hội đồng.
(3) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương trong việc tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách về tổ chức phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước;
- Tham mưu, tư vấn cho cấp có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;
- Định kỳ đánh giá phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kiến nghị, đề xuất chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; tham mưu tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về thi đua, khen thưởng, kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng.
(4) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tại cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tham mưu, tư vấn cho cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền về công tác thi đua, khen thưởng.
(5) Chính phủ quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Theo đó, đối với câu hỏi của bạn thì hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương có các nhiệm vụ, quyền hạn như:
- Thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương trong việc tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách về tổ chức phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước;
- Tham mưu, tư vấn cho cấp có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; và
- Định kỳ đánh giá phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kiến nghị, đề xuất chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; tham mưu tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về thi đua, khen thưởng, kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng.
Luật Thi đua khen thưởng 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?