Học viện Tư pháp thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề Thừa phát lại khóa 8 năm 2023 như thế nào?
- Học viện Tư pháp thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề Thừa phát lại khóa 8 năm 2023 như thế nào?
- Hồ sơ dự tuyển lớp đào tạo nghề Thừa phát lại khóa 8 năm 2023 bao gồm những gì? Thời gian nộp hồ sơ là khi nào?
- Mức thu xét tuyển và học phí của lớp Đào tạo nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp là bao nhiêu?
- Tiêu chuẩn để trở thành Thừa phát lại là gì?
Học viện Tư pháp thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề Thừa phát lại khóa 8 năm 2023 như thế nào?
Ngày 21/02/2023, Học viện Tư pháp đã có Thông báo 168/TB-HVTP năm 2023 tuyển sinh Lớp đào tạo nghề thừa phát lại khoá 8 năm 2023 tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Căn cứ theo Quyết định 3068/QĐ-HVTP năm 2022 Kế hoạch tuyển sinh đào tạo năm 2023 của Học viện Tư pháp ban hành ngày 30/12/2022, chỉ tiêu tuyển sinh lớp đào tạo nghề thừa phát lại là 100 người
Cũng theo Thông báo 168/TB-HVTP năm 2023 tuyển sinh lớp đào tạo nghề Thừa phát lại khóa 8 năm 2023 có nêu rõ về chương trình đào tao như sau:
- Hình thức đào tạo: Đào tạo theo tín chỉ (18 tín chỉ)
- Thời gian đào tạo: 6 tháng
- Văn bằng tốt nghiệp: Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề Thừa phát lại.
- Địa điểm đào tạo:
+ Tại TP. Hà Nội: Học viện Tư pháp, phố Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
+ Tại TP. Hồ Chí Minh: Cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh - Số 821 Kha Vạn Cân phường Linh Tây, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
- Lớp học: Lớp học ban ngày từ thứ Bảy và Chủ nhật (trừ nghỉ hè, Lễ, Tết)
- Đối tượng: Người có trình độ cử nhân luật trở lên
- Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển
Học viện Tư pháp thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề Thừa phát lại khóa 8 năm 2023 như thế nào? (Hình từ internet)
Hồ sơ dự tuyển lớp đào tạo nghề Thừa phát lại khóa 8 năm 2023 bao gồm những gì? Thời gian nộp hồ sơ là khi nào?
Căn cứ theo Thông báo 168/TB-HVTP năm 2023, hồ sơ, thời gian dự tuyển được quy định như sau
- Hồ sơ dự tuyển: Mỗi thí sinh nộp 02 bộ hồ sơ (bản giấy) gồm:
+ 02 Sơ yếu lý lịch (theo mẫu của Học viện Tư pháp);
+ 02 Phiếu đăng ký tuyển sinh dán ảnh (theo mẫu của Học viện Tư pháp);
+ 02 Bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên.
Đối với bằng tốt nghiệp ở nước ngoài phải có giấy chứng nhận của Cục Quản lý chất lượng củ Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc văn bản xác định trường hợp không phải công nhận văn bằng tương đương;
+ 04 ảnh 4x6 (ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của thí sinh ở mặt sau ảnh);
+ 01 phong bì dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
- Thời gian nộp hồ sơ:
+ Tại TP. Hà Nội: Hết ngày 10/3/2023;
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Hết ngày 17/4/2023.
- Thủ tục nộp hồ sơ dự tuyển:
+ Nộp hồ sơ dự tuyển trực tiếp;
+ Gửi hồ sơ dự tuyển qua bưu điện.
- Cụ thể:
Đối với thí sinh đăng ký học tại thành phố Hà Nội:
Thí sinh nộp phí dịch vụ xét tuyển 200.000 đồng bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của Học viện Tư pháp.
Tên tài khoản: Học viện Tư pháp; Tài khoản số: 125 100 004 342 00 tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô, Hà Nội. Lưu ý:
Thí sinh ghi đầy đủ và chính xác nội dung chuyển khoản: “Họ tên thí sinh, TPL8HN”.
Đối với thí sinh đăng ký học tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Thí sinh nộp phí dịch vụ xét tuyển 200.000 đồng bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản Cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh của Học viện Tư pháp:
Tên tài khoản: Cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh của Học viện Tư pháp; Tài khoản số: 6100 2010 13438 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu ý:
Thí sinh ghi đầy đủ và chính xác nội dung chuyển khoản: “Họ tên thí sinh, TPL8HCM".
Mức thu xét tuyển và học phí của lớp Đào tạo nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp là bao nhiêu?
Thông báo 168/TB-HVTP năm 2023 căn cứ theo Quyết định 1706/QĐ-HVTP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Giám đốc Học viện Tư pháp, mức thu xét tuyển và học phí của lớp Đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp như sau:
- Mức thu dịch vụ xét tuyển: 200.000 đồng/ 01 thí sinh
- Mức thu học phí:
Mức học phí là 12.750.000 đồng/học viên/khóa học (Mười hai triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng chẵn).
Hàng năm mức học phí trên có thể tăng thêm, mức tăng có thể thay đổi theo quy định của pháp luật và quyết định của Giám đốc Học viện Tư pháp.
Thi sinh được hưởng ưu đãi miễn, giảm học phi và điều kiện áp dụng theo quy định tại Điều 2 Quyết định 1706/QĐ-HVTP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Giám đốc Học viện Tư pháp phải chuẩn bị và nộp bộ hồ sơ hưởng ưu đãi ngay khi nộp hồ sơ dự tuyển: (02 bản công chứng hoặc chứng thực giấy khai sinh + giấy chứng nhận, thẻ thương bệnh binh... Giấy chứng nhận/Chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo theo nhu cầu xã hội của Học viện Tư pháp).
Tiêu chuẩn để trở thành Thừa phát lại là gì?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì tiêu chuẩn để trở thành Thừa phát lại là:
- Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
- Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
- Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Xem toàn bộ Thông báo 168/TB-HVTP năm 2023: Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?