Học luật sư bao nhiêu năm? Luật sư có những quyền và nghĩa vụ nào theo quy định của pháp luật hiện nay?

Học luật sư bao nhiêu năm? Luật sư có những quyền và nghĩa vụ nào theo quy định của pháp luật hiện nay? Thắc mắc của anh Q.H ở Đồng Nai.

Học luật sư bao nhiêu năm?

Sau khi học hết chương trình giáo dục phổ thông thì các bạn học sinh có thể được học tiếp chương trình giáo dục đại học. Có nhiều bạn sẽ thắc mắc để trở thành luật sư thì phải học luật sư bao nhiêu năm.

Để trả lời câu hỏi học luật sư bao nhiêu năm, bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây:

Căn cứ Luật Luật sư 2006 được sửa đổi Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về điều kiện để trở thành luật sư như sau:

(1) Có bằng cử nhân luật:

Theo Điều 10 Luật Luật sư 2006, luật sư phải là những người đã có bằng cử nhân luật. Hiện nay, thời gian đào tạo của cử nhân luật thường là 04 năm, trong đó cơ bản sẽ có 3,5 năm là đào tạo kiến thức và 0,5 năm là thời gian để sinh viên tham gia thực tập, hoàn thành bài khóa luận của mình.

(2) Học lớp đào tạo nghiệp vụ luật sư:

Sau khi có bằng cử nhân luật, người có nhu cầu trở thành luật sư phải được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.

Theo đó, để được cấp chứng chỉ này thì người này phải đăng ký tham gia khoá đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp trong thời gian 12 tháng (Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012)

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 13 Luật Luật sư 2006 thì các đối tượng sau đây sẽ được miễn đào tạo nghề luật sư:

- Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.

- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.

- Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

- Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.

(3) Tập sự hành nghề luật sư

Khi đã hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ luật sư được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp, người có nhu cầu trở thành luật sư phải tiếp tục đăng ký tham gia tập sự tại các tổ chức hành nghề luật sư như văn phòng luật, công ty luật trong thời gian 12 tháng (Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 10/2021/TT-BTP).

Trường hợp không thỏa thuận được với các văn phòng luật, công ty luật về việc nhận tập sự thì có thể đề nghị Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư giới thiệu nơi tập sự.

Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng phải tập sự. Theo đó, căn cứ khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Luật sư năm 2012 sửa đổi, bổ sung Điều 16 Luật Luật sư 2006, các đối tượng sau sẽ được giảm hoặc miễn tập sự hành nghề luật sư:

- Được miễn: Thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp/trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật, thẩm tra viên cao cấp Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp lĩnh vực pháp luật.

- Giảm 2/3 thời gian tập sự (tập sự 04 tháng): Điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính Toà án, kiểm tra viên chính Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.

- Giảm 1/2 thời gian tập sự (tập sự 06 tháng): Chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên Toà án, kiểm tra viên kiểm sát từ 10 năm trở lên.

(4) Kiểm tra kết thúc tập sự hành nghề luật sư:

Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được tổ chức ít nhất 06 tháng 01 lần.

Liên đoàn luật sư Việt Nam là đơn vị tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư sẽ được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Thông thường, kiểm tra kết thúc tập sự hành nghề luật sư gồm 02 phần: Thi viết và thi thực hành. Nội dung thi gồm các kỹ năng tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật; pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam…

*Lưu ý: Người được miễn tập sự hành nghề luật sư thì không phải thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

(5) Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:

Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

Như vậy, có thể thấy đối với trường hợp thông thường thì để trở thành luật sư sẽ trải qua 4 năm Đại học chuyên ngành luật để có được bằng cử nhân Luật, sau đó sẽ có thêm 01 năm học lớp đào tạo nghiệp vụ luật sư và 01 năm tập sự hành nghề luật sư.

Học luật sư bao nhiêu năm? Luật sư có những quyền và nghĩa vụ nào theo quy định của pháp luật hiện nay?

Học luật sư bao nhiêu năm? Luật sư có những quyền và nghĩa vụ nào theo quy định của pháp luật hiện nay? (Hình từ internet)

Chứng chỉ hành nghề Luật sư do ai cấp?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 17 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định như sau:

Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
...
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy theo quy định nêu trên thì người có thẩm quyền quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư là Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Luật sư có những quyền và nghĩa vụ nào theo quy định của pháp luật hiện nay?

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định Luật sư có các quyền và nghĩa vụ như sau:

- Luật sư có các quyền sau đây:

+ Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;

+ Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;

+ Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này;

+ Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

+ Hành nghề luật sư ở nước ngoài;

+ Các quyền khác theo quy định của Luật này.

- Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:

+ Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật này;

+ Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;

+ Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;

+ Thực hiện trợ giúp pháp lý;

+ Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Luật sư 2006.

Luật sư Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Luật sư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được mời Luật sư bảo vệ khi bị xử phạt vi phạm hành chính không? Quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là gì?
Pháp luật
Học luật sư bao nhiêu năm? Luật sư có những quyền và nghĩa vụ nào theo quy định của pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Người có hành vi mạo danh luật sư để hoạt động tư vấn pháp luật thì có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Luật sư không được lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng?
Pháp luật
Thù lao phải trả cho luật sư tham gia tố tụng hình sự theo thỏa thuận với khách hàng là 702.000 đồng/giờ đúng không?
Pháp luật
Thời hạn đăng ký Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Luật sư 2024 khi nào kết thúc? Thông tin đăng ký lớp ra sao?
Pháp luật
Luật sư bị tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư trong thời gian tối đa bao lâu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Mức lương Luật sư làm theo hợp đồng lao động tại các tổ chức hành nghề Luật sư sau cải cách tiền lương ra sao?
Pháp luật
Tôi muốn chuyển từ luật sư sang hòa giải viên thì có được không? Các giấy tờ cần thiết nào cần có để được bổ nhiệm làm hòa giải viên?
Pháp luật
Mức trần thù lao của luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự gấp bao nhiêu lần lương cơ sở?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Luật sư
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
7,825 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Luật sư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Luật sư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào