Hoạt động thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiểm toán nhà nước được thực hiện như thế nào trong thời gian tới?
Thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiểm toán nhà nước được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022, thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước như sau:
Thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng
1. Thẩm định và ban hành chương trình, tài liệu bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước
a) Tổng Kiểm toán nhà nước thành lập Hội đồng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thẩm định các chương trình, tài liệu bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước.
b) Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán có trách nhiệm: Tham mưu, trình Tổng Kiểm toán nhà nước việc thành lập Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng; bố trí các điều kiện, phương tiện làm việc cần thiết cho các hoạt động của Hội đồng; tiếp nhận các tài liệu phục vụ cho cuộc họp của Hội đồng và gửi đến từng ủy viên Hội đồng chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc trước ngày tổ chức cuộc họp; tổ chức các cuộc họp của Hội đồng; trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành chương trình, tài liệu bồi dưỡng.
c) Thành phần, nhiệm vụ và chế độ làm việc của Hội đồng thẩm định thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.
d) Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện về thời gian cho công chức, viên chức của đơn vị tham gia là thành viên của Hội đồng thẩm định.
đ) Công chức, viên chức của Kiểm toán nhà nước khi được phân công nhiệm vụ thành viên Hội đồng thẩm định phải có trách nhiệm tham gia đầy đủ, kịp thời các cuộc họp của Hội đồng thẩm định và hoàn thành các nhiệm vụ khác (nếu có) theo sự phân công của Hội đồng thẩm định.
2. Thẩm định và ban hành chương trình, tài liệu bồi dưỡng của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt chương trình, tài liệu cập nhật kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ thuộc đơn vị đối với chuyên đề hoặc chương trình bồi dưỡng có thời gian dưới 05 (năm) ngày; báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán) chương trình, tài liệu bồi dưỡng sau khi phê duyệt.
Theo như quy định trên thì Tổng Kiểm toán nhà nước sẽ thành lập Hội đồng để tiến hành thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiểm toán nhà nước.
Các tổ chức thuộc kiểm toán nhà nước phải tạo điều kiện cho các công chức, viên chức được chọn tham gia là thành viên của Hội đồng thẩm định.
Hoạt động thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiểm toán nhà nước được thực hiện như thế nào trong thời gian tới?
Công chức, viên chức kiểm toán phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm?
Theo quy định tại Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định như sau:
Yêu cầu tham gia các chương trình bồi dưỡng
1. Cán bộ, công chức, viên chức tham gia học các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
2. Công chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức trước khi bổ nhiệm ngạch.
3. Viên chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trước khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.
4. Công chức, viên chức tham gia học các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức và theo nhu cầu bản thân, thời gian thực hiện tối thiểu 01 tuần (40 tiết)/năm.
Như vậy, theo quy định nêu trên, công chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức trước khi bổ nhiệm ngạch.
Đối với viên chức, phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trước khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.
Xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022, quy định như sau:
Yêu cầu về xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng
1. Chương trình, tài liệu được biên soạn phải phù hợp tiêu chuẩn ngạch công chức; tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định và yêu cầu của thực tiễn trong từng giai đoạn.
2. Nội dung chương trình, tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành; không trùng lặp. Chương trình, tài liệu phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao phù hợp với tình hình thực tế.
3. Hằng năm, đơn vị chủ trì xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu có trách nhiệm phối hợp với Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán rà soát cập nhật, bổ sung nội dung chương trình, tài liệu trong quá trình tổ chức bồi dưỡng.
Như vậy, chương trình biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiểm toán nhà nước phải phù hợp với ngạch công chức, tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp, lãnh đạo, quản lý.
Bên cạnh đó, phải đảm bảo nội dung kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức phải đan xen với kinh nghiệm và kỹ năng thực hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?