Hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt được quy định cụ thể như thế nào tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt được quy định cụ thể như thế nào tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Tài nguyên nước 2023 thì bảo vệ nguồn nước mặt bao gồm 6 hoạt động chủ yếu sau đây:
- Quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
- Duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; bảo đảm lưu thông dòng chảy;
- Phòng, chống và phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; cải thiện khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
- Bảo vệ các nguồn nước mặt có chức năng điều hòa, cấp nước, phòng, chống ngập úng; các nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch;
- Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy;
- Bảo vệ môi trường nước mặt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt được quy định cụ thể như thế nào tại Luật Tài nguyên nước 2023? (Hình từ internet)
Hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt theo Luật Tài nguyên nước 2023 được quy định ra sao?
Theo Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt được quy định như sau:
- Nội dung bảo vệ môi trường nước mặt bao gồm:
+ Thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý nước thải xả vào môi trường nước mặt;
+ Quan trắc, đánh giá chất lượng nước, trầm tích, môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt và công khai thông tin phục vụ quản lý, khai thác và sử dụng nước mặt;
+ Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt; công bố các khu vực môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải; đánh giá hạn ngạch xả nước thải vào môi trường nước mặt;
+ Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi và cải thiện môi trường nước mặt bị ô nhiễm;
+ Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích sông liên quốc gia và chia sẻ thông tin phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật và thông lệ quốc tế.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
+ Hướng dẫn đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ; hướng dẫn đánh giá chất lượng môi trường nước mặt;
+ Tổ chức thực hiện đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh; tổ chức kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm và tổ chức xử lý ô nhiễm sông, hồ liên tỉnh; xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường;
+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh và giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, cải thiện chất lượng nước tại sông, hồ liên tỉnh.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
+ Xác định các sông, hồ nội tỉnh và nguồn nước mặt khác trên địa bàn có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, lập hành lang bảo vệ nguồn nước mặt trên địa bàn; xác định khu vực sinh thủy;
+ Công khai thông tin các nguồn thải vào môi trường nước mặt trên địa bàn; thu thập thông tin, dữ liệu về hiện trạng môi trường nước mặt, nguồn thải và tổng lượng thải vào môi trường nước mặt thuộc sông, hồ liên tỉnh trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; chỉ đạo tổ chức đánh giá thiệt hại do ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn theo quy định;
+ Tổ chức hoạt động phòng ngừa và kiểm soát các nguồn thải vào nguồn nước mặt trên địa bàn; thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt, cải thiện chất lượng nước mặt trên địa bàn theo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt;
+ Tổ chức đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, đánh giá khả năng chịu tải, hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường 2020; công bố thông tin về môi trường nước mặt trên địa bàn không còn khả năng chịu tải;
+ Ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường 2020; tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh trên địa bàn.
Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt được quy định thế nào?
Theo Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt như sau:
- Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường 2020 phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
- Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt bao gồm:
+ Đánh giá, dự báo xu hướng thay đổi chất lượng môi trường nước mặt; mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy;
+ Thực trạng phân bố các nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện phát sinh chất ô nhiễm môi trường nước trong vùng tác động; nguy cơ ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới;
+ Loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt;
+ Đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải; xác định mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải;
+ Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới;
+ Giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng nước mặt;
+ Tổ chức thực hiện.
- Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt được lập theo thời kỳ 05 năm.
- Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt.
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 85 Luật Tài nguyên nước 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điểm kết nối là gì? Vị trí điểm kết nối trong cấu trúc mạng có được xem là cổng trung kế của các tổng đài kết nối không?
- Không sử dụng đất trồng cây hằng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Định mức KT-KT quy định mấy mức độ cung cấp thông tin, dữ liệu quyền tác giả phục vụ công tác quản lý nhà nước theo Thông tư 07?
- Bài phát biểu của lãnh đạo xã tại Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11 2024? Bài phát biểu ngày đại đoàn kết khu dân cư của lãnh đạo?
- Lời chúc ngày 20 11 dành cho cô giáo mầm non hay, ý nghĩa? Phụ huynh học sinh có được tặng quà cho cô giáo mầm non nhân ngày 20 11?