Hỗ trợ khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp là gì? Hoạt động động hỗ trợ khởi nghiệp được triển khai qua các hình thức nào?
- Thế nào là hỗ trợ khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp?
- Những biện pháp nào được áp dụng để hỗ trợ khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp?
- Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp được triển khai qua các hình thức nào?
- Mục đích của hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp là gì?
Thế nào là hỗ trợ khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Hỗ trợ khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp là hoạt động thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của người học và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho người học trong thời gian học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tạo môi trường hỗ trợ người học khởi nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để người học hình thành, hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp và tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.
Như vậy, hỗ trợ khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp là hoạt động trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp trong thời gian học tập tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp để tạo điều kiện cho người học hình thành và thực hiện các ý tưởng, dự án khởi nghiệp.
Hỗ trợ khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp là gì? Hoạt động động hỗ trợ khởi nghiệp được triển khai qua các hình thức nào?
Những biện pháp nào được áp dụng để hỗ trợ khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ vào Điều 12 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Hỗ trợ khởi nghiệp
1.Tuyên truyền, giáo dục cho người học nhận biết về vai trò, tầm quan | trọng của khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, tự tạo việc làm, cập nhật xu hướng
giáo dục toàn cầu, các chương trình giáo dục khởi nghiệp của địa phương, quốc gia và thế giới, các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của nhà nước, các vườn ươm, không gian khởi nghiệp, các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp ở trong nước và nước ngoài,
2, Đào tạo, bồi dưỡng, trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho người học; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, nhà giáo làm công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp.
3, Xây dựng các chương trình phối hợp với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân vào công tác hỗ trợ người học khởi | nghiệp.
4, Xây dựng chương trình ươm tạo doanh nghiệp, hỗ trợ người học hình thành, hoàn thiện các dự án, ý tưởng khởi nghiệp, tư vấn, hỗ trợ và kết nối các dự án khởi nghiệp của người học với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân,
5. Hỗ trợ, tạo điều kiện và tổ chức Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp Startup Kite.
6. Các nội dung hỗ trợ khởi nghiệp khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp được thực hiện qua các biện pháp như:
- Tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng của khởi nghiệp;
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho người học
- Nâng cao chất lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác hỗ trợ khởi nghiệp.
- Hỗ trợ người học hình thành, hoàn thiện ý tưởng khởi nghiệp và kết nối với các doanh nghiệp,...
Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp được triển khai qua các hình thức nào?
Căn cứ vào Điều 13 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Hình thức triển khai công tác hỗ trợ khởi nghiệp.
1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục khởi nghiệp cho người học thông qua các hoạt động giáo dục; các video clip, hình ảnh, ân phẩm, qua tài liệu và các phương tiện truyền thông.
2. Tổ chức cuộc thi, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, ngày hội khởi nghiệp, giao lưu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học giáo dục nghề nghiệp.
3. Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho người học.
4, Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhà giáo làm công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp.
5. Thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, xây dựng mạng lưới cựu học sinh, sinh viên đã tham gia khởi nghiệp.
6. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp, tổ chức thực hành, triển khai các dự án khởi nghiệp và kết nối các dự án khởi nghiệp khả thi của người học với các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp.
7. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Theo như quy định trên thì hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp sẽ được triển khai qua các hình thức như:
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục khởi nghiệp qua các video, clip, hình ảnh, âm thanh và phương tiện truyền thông đại chúng.
- Tổ chức các cuộc thi, hội thảo, diễn đàn, ngày hội khởi nghiệp,...
Mục đích của hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp là gì?
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 14/2022/BLĐTBXH quy định như sau:
Mục đích
1, Thúc đẩy tỉnh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm cho người học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho người học tự tin, chủ động, sáng tạo trong việc khởi nghiệp, chủ động tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.
2. Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, hỗ trợ người học khởi nghiệp và tự tạo việc làm.
3, Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp, tăng cường nguồn lực xã hội hóa, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong công tác hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp và tự tạo việc làm của người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Theo như quy định trên thì mục đích của hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp là nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho người học; tạo môi trường thuận lợi để người học hiện thực hóa ý tưởng, dự án khởi nghiệp.
Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?