Hồ sơ và thủ tục đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh?
- Những đối tượng nào được thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh?
- Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào?
- Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh như thế nào?
- Trái phiếu quốc tế do doanh nghiệp phát hành phải đáp ứng điều kiện gì?
Những đối tượng nào được thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh?
Căn cứ vào Mục 2 Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 1453/QĐ-NHNN năm 2022 đã quy định về đối tượng thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh như sau:
- Tổ chức phát hành là người cư trú bao gồm công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Theo đó, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam sẽ được thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
Hồ sơ và thủ tục đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh?
Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Mục 2 Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 1453/QĐ-NHNN năm 2022 đã quy định về hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh như sau:
- Đơn đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế theo Phụ lục 03 Thông tư số 10/2022/TT-NHNN.
- Bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt các thỏa thuận thay đổi đã ký (nếu có).
- Bản sao văn bản đồng ý của cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu quốc tế của tổ chức phát hành đối với nội dung thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế (nếu có). | Đối với các tài liệu trong hồ sơ điện tử là bản điện tử quét từ bản gốc, bản chỉnh ( tập tin định dạng PDF), trừ Đơn đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế và Đom đãng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế được khai trên Công dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước. Đối với các tài liệu trong hồ sơ giây phải là bản gốc, bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức phát hành về việc sao từ bản chính. Bản dịch tiếng Việt của các tài liệu tiếng nước ngoài là bản dịch do tổ chức phát hành tự dịch hoặc thông qua một tổ chức cung cấp dịch vụ dịch thuật.
Theo đó, tổ chức thực hiện việc đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh cần phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm đầy đủ các thành phần theo quy định trên để tiến hành thực hiện thủ tục.
Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh như thế nào?
Căn cứ vào Mục 2 Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 1453/QĐ-NHNN năm 2022 đã quy định về trình tự thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký thỏa thuận thay đổi hoặc trước thời điểm thực hiện nội dung thay đổi (đối với trường hợp nội dung thay đổi không cân kỷ thỏa thuận thay đổi song vẫn đảm bảo phù hợp với các hợp đồng, thỏa thuận liên quan đến khoản phát hành), tổ chức phát hành gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký thay đổi khoản phát hành đến Ngân hàng Nhà nước.
- Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có trách nhiệm giải quyết thủ tục thủ tục đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
Trái phiếu quốc tế do doanh nghiệp phát hành phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu
1. Kỳ hạn trái phiếu: do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt chào bán căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.
2. Khối lượng phát hành: do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt chào bán căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.
3. Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu
a) Đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, đồng tiền phát hành, thanh toán lãi, gốc trái phiếu là đồng Việt Nam.
b) Đối với trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, đồng tiền phát hành, thanh toán lãi, gốc trái phiếu là ngoại tệ theo quy định tại thị trường phát hành và tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
4. Mệnh giá trái phiếu
a) Trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng Việt Nam.
b) Trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, mệnh giá thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành.
5. Hình thức trái phiếu
a) Trái phiếu được chào bán dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
b) Doanh nghiệp phát hành quyết định cụ thể hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt chào bán theo quy định tại thị trường phát hành.
6. Lãi suất danh nghĩa trái phiếu
a) Lãi suất danh nghĩa trái phiếu có thể xác định theo một trong các phương thức: lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu; lãi suất thả nổi; hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi.
b) Trường hợp lãi suất danh nghĩa là lãi suất thả nổi hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi, doanh nghiệp phát hành phải nêu cụ thể cơ sở tham chiếu để xác định lãi suất danh nghĩa tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư mua trái phiếu về cơ sở tham chiếu được sử dụng.
c) Doanh nghiệp phát hành quyết định lãi suất danh nghĩa cho từng đợt chào bán phù hợp với tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ. Lãi suất trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành ngoài việc tuân thủ quy định tại Nghị định này phải phù hợp với quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
7. Loại hình trái phiếu do doanh nghiệp phát hành quyết định theo quy định của pháp luật.
8. Phương thức thanh toán lãi, gốc trái phiếu do doanh nghiệp phát hành quyết định căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn và thông lệ thị trường phát hành để công bố cho nhà đầu tư trước khi chào bán trái phiếu.
Theo đó, trái phiếu quốc tế do doanh nghiệp phát hành phải đáp ứng những điều kiện, điều khoản cơ bản theo quy định nêu trên.
Quyết định 1453/QĐ-NHNN năm 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 15/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?