Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện năm 2025 theo Nghị định 62 gồm những gì?
Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện năm 2025 theo Nghị định 62 gồm những gì?
*Thông tin về hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện năm 2025 dưới đây:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định về hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện năm 2025 như sau:
Chủ sở hữu công trình thủy điện nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc gửi qua dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 62/2025/NĐ-CP; chịu trách nhiệm về tính pháp lý, độ tin cậy, chính xác của các tài liệu sử dụng trong hồ sơ quy trình vận hành hồ chứa thủy điện. Hồ sơ bao gồm:
(1) Tờ trình đề nghị phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện (bản chính);
(2) Dự thảo quy trình vận hành hồ chứa thủy điện theo Mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 62/2025/NĐ-CP (bản dự thảo đóng dấu giáp lai);
(3) Báo cáo thuyết minh và phụ lục kết quả tính toán kỹ thuật (bản chính);
(4) Mặt bằng tổng thể công trình thủy điện và các bản vẽ mặt bằng, mặt cắt chính thể hiện công trình, hạng mục công trình (đập, hồ chứa thủy điện, nhà máy, tuyến năng lượng) (bản sao y);
(5) Văn bản góp ý kiến của các tổ chức, đơn vị quản lý, vận hành công trình đập, hồ chứa nước trên cùng lưu vực (bản sao y);
(6) Báo cáo thẩm tra kết quả tính toán quy trình vận hành hồ chứa thủy điện (nếu có) (bản sao y);
(7) Các tài liệu liên quan khác kèm theo (bản sao y).
*Trên đây là thông tin về hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện năm 2025!
Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện năm 2025 theo Nghị định 62 gồm những gì? (Hình ảnh Internet)
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định quy trình vận hành hồ chứa thủy điện quy định ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 33 Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định về cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định quy trình vận hành hồ chứa thủy điện như sau:
- Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định quy trình vận hành hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Công Thương;
- Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định quy trình vận hành hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện trên địa bàn 01 huyện, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan chuyên môn thuộc phạm vi quản lý là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định quy trình vận hành hồ chứa thủy điện.
Năm 2025, quy trình vận hành hồ chứa thủy điện được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 32 Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định về quy trình vận hành hồ chứa thủy điện năm 2025 như sau:
(1) Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện phải tuân thủ quy định của pháp luật về điện lực, tài nguyên nước, pháp luật khác có liên quan và phù hợp với quy trình vận hành liên hồ chứa được cấp thẩm quyền phê duyệt.
(2) Chủ đầu tư công trình thủy điện lập quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước lần đầu và bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành công trình thủy điện, các cơ quan quản lý nhà nước về thủy điện, tài nguyên nước và phòng, chống thiên tai;
(3) Nội dung quy trình vận hành hồ chứa thủy điện
- Cơ sở pháp lý để lập quy trình, nguyên tắc vận hành công trình, thông số kỹ thuật chủ yếu, nhiệm vụ công trình;
- Quy định quy trình vận hành cửa van (nếu có); quy định cụ thể về vận hành hồ chứa thủy điện trong mùa lũ, mùa kiệt trong trường hợp bình thường và trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm nguồn nước và trong tình huống khẩn cấp;
- Quy định chế độ quan trắc, cung cấp thông tin về quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng theo quy định;
- Công tác cảnh báo khi vận hành cửa xả trong trường hợp bình thường và trong tình huống khẩn cấp, cảnh báo khi vận hành phát điện bao gồm: Quy định khoảng thời gian tối thiểu phải thông báo trước khi vận hành mở cửa xả đầu tiên; tín hiệu cảnh báo, thời điểm cảnh báo, vị trí cảnh báo; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phát lệnh, truyền lệnh, thực hiện lệnh vận hành các cửa xả; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phát tin, truyền tin, nhận tin cảnh báo đóng/mở cửa xả;
- Vận hành hồ chứa đảm bảo quy định về dòng chảy tối thiểu (nếu có);
- Quy định trách nhiệm và quyền hạn của chủ sở hữu, đơn vị quản lý vận hành công trình thủy điện, các tổ chức cá nhân khác có liên quan trong việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy điện;
- Quy định về tổ chức thực hiện và trường hợp sửa đổi, bổ sung quy trình vận hành hồ chứa thủy điện.
(4) Trách nhiệm thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy điện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt:
- Đơn vị quản lý vận hành công trình thủy điện có trách nhiệm: vận hành theo quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, quy trình vận hành liên hồ chứa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn công trình thủy điện, tài nguyên nước; ghi chép hoạt động vận hành hồ chứa thủy điện vào nhật ký vận hành dưới hình thức bản giấy, bản điện tử hoặc phần mềm chuyên dụng khác do chủ sở hữu công trình quyết định;
- Chủ sở hữu công trình thủy điện có trách nhiệm: công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn công trình thủy điện, tài nguyên nước; tổ chức kiểm tra, giám sát đơn vị quản lý vận hành thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; chỉ đạo việc đảm bảo an toàn, quyết định biện pháp xử lý các sự cố khẩn cấp đối với công trình thủy điện thuộc phạm vi quản lý; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng ứng phó của địa phương;
- Trưởng Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, quyết định phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành hồ chứa và quyết định vận hành xả lũ khẩn cấp đối với công trình thủy điện trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao; báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng ứng phó của địa phương;
- Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo việc triển khai các biện pháp ứng phó trong tình huống khẩn cấp, quyết định biện pháp xử lý các sự cố khẩn cấp đối với công trình thủy điện theo thẩm quyền quản lý; báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng ứng phó của bộ;
- Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng, chống lũ, ngập lụt vùng hạ du đập theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao; chỉ đạo, hỗ trợ các biện pháp ứng phó với tình huống khẩn cấp trong trường hợp vượt quá khả năng của bộ, ngành, địa phương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị thành lập Công đoàn cơ sở? Tải mẫu? Việc tổ chức điều hành đại hội thành lập công đoàn cơ sở do ai thực hiện?
- Cách đăng ký thường trú trên VNeID? Cách đăng ký thường trú online 2025 đơn giản và chi tiết nhất?
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 3 âm lịch được tổ chức thế nào? Ngày Giỗ tổ Hùng Vương có phải ngày lễ lớn trong nước không?
- Hướng dẫn điền Mẫu 24 ĐK TCT Thông tư 86 thay thế Thông tư 105? Tải Mẫu 24 ĐK TCT Thông tư 86 thay thế Thông tư 105?
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương có bắn pháo hoa không? Cơ quan có thẩm quyền cho phép bắn pháo hoa trong Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?