Hồ sơ, thủ tục tự nguyện chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện của LPBank được quy định như thế nào?
- Thủ tục tự nguyện chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện được quy định như thế nào?
- Hồ sơ thực hiện thủ tục tự nguyện chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện gồm những gì?
- Bắt buộc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt trong trường hợp nào?
Thủ tục tự nguyện chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Mục 2 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1805/QĐ-NHNN năm 2023 hướng dẫn thủ tục tự nguyện chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện như sau:
Bước 1: Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPBank) lập 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở phòng giao dịch bưu điện.
Bước 2: Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư 43/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở phòng giao dịch bưu điện có văn bản chấp thuận chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện; trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; Hoặc
+ Dịch vụ bưu chính.
Hồ sơ, thủ tục tự nguyện chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện của LPBank được quy định như thế nào?
Hồ sơ thực hiện thủ tục tự nguyện chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện gồm những gì?
Căn cứ tại Mục 2 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1805/QĐ-NHNN năm 2023 như sau:
Thành phần hồ sơ:
1. Văn bản của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt đề nghị chấp thuận chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện trong đó nêu rõ lý do chấm dứt hoạt động;
2. Nghị quyết của Hội đồng quản trị của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt về việc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện;
3. Phương án giải quyết các tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của phòng giao dịch bưu điện chấm dứt hoạt động.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Theo đó, hồ sơ thực hiện thủ tục tự nguyện chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện gồm:
(1) Văn bản của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt đề nghị chấp thuận chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện trong đó nêu rõ lý do chấm dứt hoạt động;
(2) Nghị quyết của Hội đồng quản trị của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt về việc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện;
(3) Phương án giải quyết các tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của phòng giao dịch bưu điện chấm dứt hoạt động.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Bắt buộc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 43/2015/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 11/2023/TT-NHNN) quy định như sau:
Bắt buộc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện
1. Phòng giao dịch bưu điện bị bắt buộc chấm dứt hoạt động khi:
a) Hoạt động không đúng nội dung quy định tại Điều 7 Thông tư này;
b) Đã chi trả hết tiền gửi tiết kiệm hoặc đã được Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt tiếp nhận trong trường hợp không chi trả hết tiền gửi tiết kiệm đến hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này.
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở phòng giao dịch bưu điện có văn bản yêu cầu Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện.
3. Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở phòng giao dịch bưu điện có văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều này, Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt phải hoàn tất việc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện; có văn bản báo cáoNgân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở phòng giao dịch bưu điện về ngày chấm dứt hoạt động.
4. Trường hợp có khiếu nại đối với yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở phòng giao dịch bưu điện về việc bắt buộc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện, Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt thực hiện các thủ tục khiếu nại theo quy định pháp luật hiện hành về khiếu nại.
Như vậy, Phòng giao dịch bưu điện bị bắt buộc chấm dứt hoạt động khi:
- Hoạt động không đúng nội dung quy định tại Điều 7 Thông tư 43/2015/TT-NHNN;
- Đã chi trả hết tiền gửi tiết kiệm hoặc đã được Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt tiếp nhận trong trường hợp không chi trả hết tiền gửi tiết kiệm đến hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 43/2015/TT-NHNN.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở phòng giao dịch bưu điện có văn bản yêu cầu Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện.
Ngoài ra, trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở phòng giao dịch bưu điện có văn bản, LPBank phải hoàn tất việc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện; có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở phòng giao dịch bưu điện về ngày chấm dứt hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?