Hồ sơ, thủ tục giải thể doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP như thế nào?
Điều kiện giải thể doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 72 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục giải thể doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Theo đó, điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được giải thể đó là khi doanh nghiệp đó bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.
Đồng thời, người quản lý có liên quan và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Hồ sơ, thủ tục giải thể doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP như thế nào?
Thứ tự thanh toán nợ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khi giải thế ra sao?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 72 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định thứ tự thanh toán nợ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sắp giải thể như sau:
Điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục giải thể doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
...
2. Việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
b) Nợ thuế;
c) Các khoản nợ khác.
Theo đó, thứ tự thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khi giải thể cần thực hiện lần lượt là:
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
- Nợ thuế;
- Các khoản nợ khác.
Hồ sơ, thủ tục giải thể doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 72 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục giải thể doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
...
3. Sau khi hoàn thành việc thanh toán các khoản nợ theo quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm gửi Bộ Tài chính hồ sơ giải thể, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị giải thể do người đại diện theo pháp luật ký, trong đó nêu rõ lý do giải thể theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty;
c) Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã thực hiện hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản và cam kết không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc cơ quan trọng tài, gồm các tài liệu sau; Báo cáo việc thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật; Báo cáo việc thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước và các chủ nợ khác; Bản sao công chứng giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế; Các tài liệu chứng minh khác (nếu có);
d) Giấy phép thành lập và hoạt động.
4. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ.
5. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính ra quyết định giải thể doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
6. Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người quy định tại khoản 4 Điều này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết, số thuế chưa nộp, số nợ khác chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể đến Bộ Tài chính.
Theo đó, sau khi hoàn thành việc thanh toán các khoản nợ, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được nộp hồ sơ giải thể, bao gồm:
- Văn bản đề nghị giải thể do người đại diện theo pháp luật ký, trong đó nêu rõ lý do giải thể theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP;
- Quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty;
- Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã thực hiện hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản và cam kết không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc cơ quan trọng tài, gồm các tài liệu sau:
+ Báo cáo việc thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật;
+ Báo cáo việc thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước và các chủ nợ khác;
+ Bản sao công chứng giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế;
+ Các tài liệu chứng minh khác (nếu có);
- Giấy phép thành lập và hoạt động.
Sau đó, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính ra quyết định giải thể doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?