Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi: Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như thế nào? Câu hỏi của anh Thuấn đến từ Bác Liêu.

Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như thế nào?

Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như sau:

- Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện. Hồ sơ gồm:

+ Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị, xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

+ Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

- Sau khi xem xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an cấp huyện chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ gồm:

+ Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

+ Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 140/2021/NĐ-CP.

- Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng do Công an cấp huyện hoặc Công an tỉnh trực tiếp lập, sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ thì Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người thực hiện hành vi vi phạm để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ gồm:

+ Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

+ Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản. Hồ sơ phải được đánh bút lục theo quy định.

Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như thế nào? Chế độ ở của học sinh trong trường giáo dưỡng như thế nào?

Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Chế độ ở của học sinh trong trường giáo dưỡng như thế nào?

Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về chế độ ở của học sinh trong trường giáo dưỡng như sau:

- Căn cứ vào giới tính, độ tuổi, đặc điểm hành vi, tính chất, mức độ vi phạm của học sinh, trường giáo dưỡng sắp xếp chỗ ở, sinh hoạt phù hợp trong các phòng tập thể. Ban đêm, học sinh ngủ trong các phòng tập thể có khóa cửa bên ngoài và có cán bộ thường trực tại các khu ở.

- Phòng ở phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông, hợp vệ sinh môi trường.

- Học sinh được bố trí giường nằm, nếu không có giường nằm thì phải có ván ép bằng gỗ có chiếu trải. Diện tích nằm tối thiểu cho mỗi học sinh là 2,5 m2. Khu ở của nam tách riêng khu ở của nữ; học sinh mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A; học sinh mắc bệnh tâm thần được quản lý riêng.

Chế độ thăm gặp thân nhân của học sinh trong trường giáo dưỡng như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về chế độ thăm gặp thân nhân của học sinh trong trường giáo dưỡng như sau:

- Học sinh được thăm gặp thân nhân tại nhà thăm gặp của trường giáo dưỡng, thời gian mỗi lần không quá 03 giờ theo thời gian làm việc của nhà trường, trường hợp ngoài giờ do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định.

- Thời gian thăm gặp vào tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết. Trường hợp học sinh chấp hành tốt nội quy trường giáo dưỡng, tích cực rèn luyện, học tập, học nghề và lao động hoặc để phục vụ công tác giáo dục thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định cho kéo dài thời gian thăm gặp nhưng không quá 48 giờ.

- Trường giáo dưỡng cấp Sổ thăm gặp theo mẫu thống nhất có danh sách của thân nhân học sinh. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ký tên, đóng dấu vào Sổ thăm gặp. Sổ thăm gặp phải được xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

+ Thân nhân đến thăm gặp phải là người có tên trong Sổ thăm gặp và xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu.

Trường hợp thân nhân đến thăm gặp học sinh không có các giấy tờ nêu trên thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh đóng dấu giáp lai được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận.

+ Thân nhân đến thăm gặp học sinh phải chấp hành đúng quy định của pháp luật, nội quy nhà thăm gặp và theo sự hướng dẫn của cán bộ trưởng giáo dưỡng.

- Khi thăm gặp phải sử dụng Tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc thiểu số phải có cán bộ biết tiếng dân tộc đó hoặc người không biết Tiếng Việt phải thông qua người phiên dịch để giám sát.

Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định thế nào?
Pháp luật
Học sinh đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có hành vi phạm tội thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Người 14 tuổi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được không?
Pháp luật
Học sinh chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng mỗi năm sẽ được cấp những đồ dùng sinh hoạt nào?
Pháp luật
Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và giáo dục tại trường giáo dưỡng là hai biện pháp độc lập hay giống nhau?
Pháp luật
Những đối tượng nào bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng? Chế độ khen thưởng, kỷ luật với người bị đưa vào trường giáo dưỡng như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp người được hoãn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chết thì giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bố mẹ có được phép đưa con cái hư hỏng vào trường giáo dưỡng để giáo dục, dạy dỗ con không? Cơ quan nào có quyền áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?
Pháp luật
Đối tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng nhưng phát hiện có hành vi vi phạm phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì giải quyết thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
11,667 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào