Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình được thực hiện như thế nào? Thẩm quyền cấp phép và hiệu lực của giấy phép được quy định ra sao?
Giấy phép hoạt động phát thanh và giấy phép hoạt động truyền hình được hiểu như thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 36/2016/TT-BTTTT thì giấy phép hoạt động phát thanh và giấy phép hoạt động truyền hình được hiểu như sau:
- Giấy phép hoạt động phát thanh: là Giấy phép hoạt động báo chí được cấp cho tổ chức hoạt động báo nói. Giấy phép này quy định kênh phát thanh đầu tiên của tổ chức được cấp phép.
- Giấy phép hoạt động truyền hình: là Giấy phép hoạt động báo chí được cấp cho tổ chức hoạt động báo hình. Giấy phép này quy định kênh truyền hình đầu tiên của tổ chức được cấp phép.
Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình được thực hiện như thế nào? Thẩm quyền cấp phép và hiệu lực của giấy phép được quy định ra sao?
Ai có thẩm quyền cấp phép hoạt động phát thanh, truyền hình? Hiệu lực của giấy phép là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 36/2016/TT-BTTTT thì Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình. Giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình có hiệu lực kể từ ngày ký giấy phép theo quy định tại Điều 18 Luật Báo chí 2016.
Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình được thực hiện ra sao?
Theo Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BTTTT thì hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình được thực hiện như sau:
- Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử). Hồ sơ gồm có:
+ Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản;
+ Tờ khai của cơ quan chủ quản đề nghị cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này);
+ Đề án thành lập tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình được cơ quan chủ quản phê duyệt (Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này);
+ Danh sách nhân sự dự kiến (Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này);
+ Các giấy tờ hợp pháp của người dự kiến là người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình, gồm có: Sơ yếu lý lịch (Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này); Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học trở lên; Bản sao Thẻ Nhà báo còn hiệu lực.
- Trong thời hạn tối đa 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp phép cho cơ quan, tổ chức (Mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
- Trong thời hạn xử lý cấp phép quy định tại Khoản 2 Điều này, đối với hồ sơ chưa đáp ứng đủ điều kiện, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) có văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức về việc bổ sung, giải trình, hoàn thiện hồ sơ.
- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nộp hồ sơ bổ sung, giải trình cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) theo nội dung yêu cầu trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ghi trên văn bản thông báo quy định tại Khoản 3 Điều này.
- Kết thúc thời hạn nộp hồ sơ bổ sung quy định tại Khoản 4 Điều này, cơ quan, tổ chức không nộp hồ sơ bổ sung, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) chấm dứt việc xử lý hồ sơ. Việc tiếp nhận hồ sơ sau khi hết hạn nộp bổ sung được xem xét như tiếp nhận hồ sơ mới.
- Trường hợp đề nghị cấp phép hoạt động cả 02 loại hình báo nói, báo hình, cơ quan chủ quản phải làm hồ sơ riêng đối với từng loại hình báo chí cụ thể. Cơ quan báo in, báo điện tử khi có nhu cầu thực hiện loại hình báo nói, báo hình, căn cứ quy định của Luật Báo chí, cơ quan chủ quản gửi hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định của Thông tư này.
- Trong thời hạn còn hiệu lực của giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình mà tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình đã được cấp theo quy định tại Thông tư 07/2011/TT-BTTTT ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình thực hiện thủ tục đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình.
Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện việc cấp đổi giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, gồm có: văn bản của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình; tờ khai của cơ quan, tổ chức (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này); văn bản chấp thuận của cơ quan chủ quản đối với tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ, ngành; bản sao giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình đã được cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?