Hồ sơ quản lý chất thải Norm được quy định như thế nào trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất thải chứa các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên?
- Việc quản lý chất thải Norm được quy định như thế nào trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất thải chứa các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên?
- Chương trình quan trắc phóng xạ môi trường bao gồm những nội dung gì?
- Hồ sơ quản lý chất thải Norm được quy định như thế nào trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất thải chứa các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên?
Việc quản lý chất thải Norm được quy định như thế nào trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất thải chứa các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên?
Ngày 25/05/2023, Bộ Khoa học Công nghệ ban hành Thông tư 08/2023/TT-BKHCN kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất thải các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên.
Theo đó tại Mục 3 QCVN 23:2023/BKHCN (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất thải các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên) ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BKHCN quy định về biện pháp quản lý chất thải Norm như sau:
- Quy định chung về bảo đảm an toàn bức xạ:
+ Hoạt động quản lý chất thải NORM (thu gom, xử lý, điều kiện hóa và lưu giữ) phải bảo đảm an toàn bức xạ theo quy định nêu tại Thông tư 19/2012/TT-BKHCN ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng (sau đây viết tắt là Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN).
+ Không được bổ sung thêm các thành phần không chứa chất phóng xạ vào chất thải NORM nhằm mục đích giảm nồng độ hoạt độ phóng xạ trong chất thải NORM để đạt được tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường.
- Quản lý quặng đuôi NORM
+ Quặng đuôi NORM phát sinh từ hoạt động khai thác, chế biến quặng urani, quặng thori, đất hiếm, sa khoáng titan và ngành công nghiệp liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến sa khoáng titan phải được quản lý theo quy định nêu tại Thông tư 41/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý vận hành hồ chứa quặng đuôi trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế có liên quan khác.
- Quản lý chất thải NORM dạng lỏng
Chất thải NORM dạng lỏng phải được thu gom và xử lý theo một hoặc một vài biện pháp kỹ thuật sau: Bốc hơi, lọc, trao đổi ion, kết tủa hoặc keo tụ, thẩm thấu v.v. và phải bảo đảm:
+ Phương pháp xử lý phù hợp với đặc tính của chất thải NORM dạng lỏng.
+ Các thành phần chất thải thứ cấp dạng rắn phát sinh từ quá trình xử lý chất thải NORM dạng lỏng phải được xử lý và điều kiện hóa theo quy định về quản lý chất thải NORM dạng rắn nêu tại tiểu mục 3.4 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2023/BKHCN ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BKHCN.
+ Nước thải sau khi xử lý được xả thải ra ngoài môi trường nếu bảo đảm tổng hoạt độ phóng xạ anpha và tổng hoạt độ phóng xạ beta nhỏ hơn hoặc bằng mức cho phép quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Quản lý chất thải NORM dạng rắn
+ Thu gom và xử lý chất thải NORM dạng rắn
+ Điều kiện hóa
+ Vận chuyển chất thải NORM
Vận chuyển chất thải NORM phải bảo đảm an toàn bức xạ theo quy định nêu tại Thông tư 23/2012/TT-BKHCN ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ.
+ Lưu giữ chất thải NORM
Chất thải NORM dạng rắn sau khi điều kiện hóa phải được lưu giữ theo một trong các biện pháp được quy định tại Mục 3.4, Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2023/BKHCN ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BKHCN.
- Chấm dứt hoạt động cơ sở lưu giữ chất thải NORM
+ Phải xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt kế hoạch và các biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn bức xạ trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử 2008 và các quy định khác có liên quan.
+ Phải thực hiện kế hoạch và các biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt và báo cáo kết quả thực hiện cho cơ quan có thẩm quyền. Việc tái sử dụng đất tại khu vực lưu giữ chất thải NORM sau quá trình cải tạo, phục hồi môi trường do cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quyết định.
+ Phải duy trì kế hoạch quản lý chất thải NORM và chương trình quan trắc môi trường khu vực lưu giữ chất thải tối thiểu 30 năm kể từ ngày chấm dứt hoạt động và cho đến khi cơ quan có thẩm quyền công nhận hết trách nhiệm.
Trường hợp chuyển giao trách nhiệm cho một tổ chức, các nhân khác, phải thông báo về Bộ Khoa học và Công nghệ (qua Cục An toàn bức xạ và hạt nhân) và Sở Khoa học và Công nghệ thuộc tỉnh, thành phố trên địa bàn có cơ sở lưu giữ chất thải NORM. Tổ chức, cá nhân được chuyển giao có trách nhiệm duy trì kế hoạch quản lý chất thải NORM và hoạt động quan trắc môi trường khu vực lưu giữ chất thải này cho đến khi cơ quan có thẩm quyền công nhận hết trách nhiệm.
+ Trách nhiệm duy trì kế hoạch quản lý chất thải NORM và hoạt động quan trắc môi trường khu vực lưu giữ chất thải được chuyển giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên địa bàn nơi lưu giữ chất thải NORM sau 30 năm kể từ ngày chấm dứt hoạt động.
Chương trình quan trắc phóng xạ môi trường bao gồm những nội dung gì?
Theo tiểu mục 3.6, Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2023/BKHCN ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BKHCN quy định về quan trắc phóng xạ môi trường như sau:
- Chương trình quan trắc phóng xạ môi trường phải được xây dựng và thực hiện trước khi cơ sở có phát sinh, xử lý và lưu giữ chất thải NORM đi vào vận hành, trong quá trình vận hành và sau khi chấm dứt hoạt động.
- Chương trình quan trắc phóng xạ môi trường khu vực phát sinh, xử lý và lưu giữ chất thải NORM phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá an toàn, trong đó có tính đến các yếu tố: vị trí địa lý, điều kiện địa chất, thủy văn, khí hậu, phân bố dân cư, thiết kế của cơ sở lưu giữ, v.v. và bảo đảm quy định nêu tại Thông tư 10/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường.
- Chương trình quan trắc phóng xạ môi trường phải bao gồm: các thông số đo, vị trí đo và tần suất đo. Việc lựa chọn vị trí đo phải phù hợp với quy mô của cơ sở. Tần suất đo tối thiểu 2 lần/năm/thông số đo (khoảng thời gian giữa 02 lần đo không quá 06 tháng). Các thông số đo bao gồm:
+ Suất liều gamma môi trường.
+ Nồng độ hoạt độ của nhân phóng xạ trong môi trường đất, nước và không khí;
+ Tổng hoạt độ phóng xạ anpha, beta trong nước.
+ Nồng độ radon trong không khí tại khu vực làm việc và khu vực lưu giữ chất thải NORM.
- Chương trình quan trắc phóng xạ môi trường phải được lập thành hồ sơ như là một phần của chương trình quản lý chất thải NORM.
Hồ sơ quản lý chất thải Norm được quy định như thế nào trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất thải chứa các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên? (Hình từ Internet)
Hồ sơ quản lý chất thải Norm được quy định như thế nào trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất thải chứa các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên?
Hồ sơ quản lý chất thải Norm được quy định tại tiểu mục 3.7 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2023/BKHCN ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BKHCN:
- Hồ sơ quản lý chất thải NORM phải được lập, cập nhật, lưu giữ tại trụ sở làm việc của cơ sở lưu giữ chất thải NORM cho đến khi cơ sở lưu giữ chất thải NORM chấm dứt hoạt động, hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường.
- Hồ sơ quản lý chất thải NORM phải gồm tối thiểu các thông tin sau:
+ Thống kê chất thải NORM: Thông tin chất thải được thu gom, thông tin thải chất thải ra môi trường, thông tin về việc chuyển giao và tiếp nhận chất thải NORM, thông tin các kiện chất thải điều kiện hóa (nếu có).
+ Hồ sơ thiết kế, xây dựng và vận hành cơ sở lưu giữ chất thải NORM, hệ thống xử lý chất thải NORM (đối với chất thải loại A).
+ Báo cáo đánh giá an toàn khi làm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ về xử lý, lưu giữ chất thải (đối với chất thải loại A).
+ Kết quả quan trắc phóng xạ môi trường.
+ Kết quả phân loại chất thải NORM.
+ Báo cáo các trường hợp sự cố liên quan đến quản lý chất thải NORM (nếu có).
Thông tư 08/2023/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 15/07/2023
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2023/BKHCN có hiệu lực từ ngày 15/07/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?