Hồ sơ hoàn thành dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai mới nhất theo gồm có những gì?
- Hồ sơ hoàn thành dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai mới nhất theo Thông tư 22/2023/TT-BGTVT gồm có những gì?
- Tổ chức lập, soát xét hồ sơ hoàn thành dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai như thế nào?
- Ai có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hồ sơ hoàn thành dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai?
Hồ sơ hoàn thành dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai mới nhất theo Thông tư 22/2023/TT-BGTVT gồm có những gì?
Căn cứ tại khoản 11 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung Điều 14 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ hoàn thành khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông; hồ sơ hoàn thành dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai
...
5. Thành phần Hồ sơ hoàn thành dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, gồm:
a) Tờ trình của cơ quan lập hồ sơ, Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp của cấp có thẩm quyền;
b) Các thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 3 Điều này.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thành phần hồ sơ hoàn thành dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai gồm có những giấy tờ như sau:
- Tờ trình của cơ quan lập hồ sơ, Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp của cấp có thẩm quyền;
- Thuyết minh phương án khắc phục hậu quả thiên tai;
- Báo cáo ban đầu kèm theo một số ảnh chụp về tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra của cơ quan lập hồ sơ, cơ quan, đơn vị khác có liên quan;
- Biên bản xác nhận khối lượng đã thực hiện kèm theo bản kê chi tiết;
- Bản vẽ hoàn công;
- Dự toán kinh phí cho khắc phục thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông đã thực hiện, kèm các bản thuyết minh tính toán chi tiết;
- Biên bản xác minh thiệt hại lập tại hiện trường (gồm các thông tin: vị trí, lý trình; mô tả, đánh giá mức độ thiệt hại, hư hỏng công trình đường bộ; sơ bộ khối lượng hư hỏng; đề xuất phương án xử lý, khắc phục). Biên bản được lập có sự tham gia của Cơ quan quản lý đường bộ, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra thiệt hại;
- Các bản vẽ kỹ thuật thi công thể hiện khối lượng, kết cấu công trình tạm;
- Nhật ký thi công xây dựng công trình và một số hình ảnh ghi nhận quá trình thi công xây dựng công trình, bảng chấm công trực điều tiết, phân luồng bảo đảm giao thông.
Hồ sơ hoàn thành dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai mới nhất theo Thông tư 22/2023/TT-BGTVT gồm có những gì? (Hình từ internet)
Tổ chức lập, soát xét hồ sơ hoàn thành dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai như thế nào?
Căn cứ tại tại khoản 11 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 14 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ hoàn thành khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông; hồ sơ hoàn thành dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai
1. Tổ chức lập, soát xét hồ sơ:
a) Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đối với quốc lộ được giao quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối với hệ thống đường bộ địa phương, công trình hoặc dự án đường bộ đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên hệ thống quốc lộ mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền;
c) Doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường bộ đối với công trình đường bộ được giao quản lý;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thi công trên hiện trường, cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này có trách nhiệm gửi Hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này để thẩm định, phê duyệt.
...
Theo đó, việc tổ chức lập, soát xét hồ sơ hoàn thành dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai được thực hiện như sau:
- Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đối với quốc lộ được giao quản lý;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối với hệ thống đường bộ địa phương, công trình hoặc dự án đường bộ đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên hệ thống quốc lộ mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền;
- Doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường bộ đối với công trình đường bộ được giao quản lý;
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thi công trên hiện trường, cơ quan, đơn vị quy định nêu trên có trách nhiệm gửi Hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm định, phê duyệt.
Ai có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hồ sơ hoàn thành dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai?
Căn cứ tại tại khoản 11 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 14 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ hoàn thành khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông; hồ sơ hoàn thành dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai
...
2. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hồ sơ:
a) Cục Đường bộ Việt Nam đối với quốc lộ;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối với hệ thống đường địa phương, công trình hoặc dự án đường bộ đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên hệ thống quốc lộ mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền;
c) Người đứng đầu Cơ quan Trung ương đại diện chủ sở hữu quyết định đối với công trình đường bộ do doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường bộ quản lý;
d) Thời gian thẩm định hồ sơ và phê duyệt hoặc thông báo kết quả là 30 ngày, kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
...
Như vậy, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hồ sơ hoàn thành dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai gồm có:
- Cục Đường bộ Việt Nam đối với quốc lộ;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối với hệ thống đường địa phương, công trình hoặc dự án đường bộ đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên hệ thống quốc lộ mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền;
- Người đứng đầu Cơ quan Trung ương đại diện chủ sở hữu quyết định đối với công trình đường bộ do doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường bộ quản lý.
Thông tư 22/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ 15/8/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?