Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm gồm những gì?
- Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài muốn gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện nào?
- Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm gồm những gì?
- Thủ tục đề nghị gia hạn Giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm ra sao?
- Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện các hoạt động nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài muốn gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Gia hạn giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp nước ngoài muốn gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam phải đáp ứng các quy định sau đây:
a) Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam không bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn hoạt động;
b) Doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại thời điểm đề nghị gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện;
c) Doanh nghiệp nước ngoài có quan hệ hợp tác với cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài muốn gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện theo quy định trên.
Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam gồm:
- Văn bản đề nghị gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện
- Bản sao giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác;
- Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập của doanh nghiệp nước ngoài trong 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn;
- Sơ yếu lý lịch, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người dự kiến giữ chức danh Trưởng văn phòng đại diện (nếu có thay đổi);
- Văn bản báo cáo về hoạt động hợp tác với cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài.
Thủ tục đề nghị gia hạn Giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định thủ tục đề nghị gia hạn Giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Bước 1: Tối thiểu 60 ngày trước ngày hết hạn của Giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài muốn gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam phải nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tài chính.
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh.
Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện các hoạt động nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 76 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và không được thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
2. Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Làm chức năng văn phòng liên lạc;
b) Nghiên cứu thị trường;
c) Xúc tiến xây dựng các dự án đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
d) Thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các dự án do doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tài trợ tại Việt Nam;
đ) Hoạt động khác phù hợp với pháp luật Việt Nam.
3. Thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam không quá 05 năm và có thể được gia hạn.
4. Báo cáo hoạt động, thông báo thay đổi và công bố thông tin của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Theo như quy định trên, văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện các hoạt động:
- Làm chức năng văn phòng liên lạc;
- Nghiên cứu thị trường;
- Xúc tiến xây dựng các dự án đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
- Thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các dự án do doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tài trợ tại Việt Nam;
- Hoạt động khác phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?