Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo bệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt gồm những gì?
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo bệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt gồm những gì?
- Cấp Giấy chứng nhận và tem kiểm định đối với trường hợp kiểm tra nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt 2024?
- Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được quy định ra sao?
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo bệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định hồ sơ đăng ký kiểm tra như sau:
Hồ sơ đăng ký kiểm tra
Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:
1. Đơn đăng ký kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo kết quả kiểm tra hoặc báo cáo kết quả thử nghiệm theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (bản chính hoặc bản sao có giá trị pháp lý hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý) kèm theo ảnh chụp thể hiện rõ số hiệu, hình ảnh tổng thể thiết bị, phương tiện.
3. Đối với thiết bị, phương tiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải: tài liệu kỹ thuật của thiết bị, phương tiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính hoặc bản sao có giá trị pháp lý hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý).
Theo đó, hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo bệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt gồm:
- Đơn đăng ký kiểm tra
- Báo cáo kết quả kiểm tra hoặc báo cáo kết quả thử nghiệm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia kèm theo ảnh chụp thể hiện rõ số hiệu, hình ảnh tổng thể thiết bị, phương tiện
- Tài liệu kỹ thuật của thiết bị, phương tiện đối với thiết bị, phương tiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải đối với thiết bị, phương tiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải, bản chính hoặc bản sao có giá trị pháp lý hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo bệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt gồm những gì?
Cấp Giấy chứng nhận và tem kiểm định đối với trường hợp kiểm tra nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt 2024?
Theo Điều 12 Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định Cấp Giấy chứng nhận và tem kiểm định đối với trường hợp kiểm tra nhập khẩu:
Quy trình cấp Giấy chứng nhận và tem kiểm định đối với trường hợp kiểm tra nhập khẩu như sau:
- Giai đoạn 1: Doanh nghiệp nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2024/TT-BGTVT và nộp cho Cơ quan kiểm tra bằng hình thức gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công.
- Giai đoạn 2: Cơ quan kiểm tra tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ đăng ký kiểm tra và hướng dẫn để doanh nghiệp nhập khẩu hoàn thiện hồ sơ (trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần) trong vòng một (01) ngày làm việc, riêng đối với toa xe đường sắt đô thị trong vòng mười (10) ngày làm việc.
- Giai đoạn 3: Cơ quan kiểm tra tiến hành đối chiếu nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra với nội dung của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trong vòng năm (05) ngày làm việc, riêng đối với toa xe đường sắt đô thị trong vòng ba mươi (30) ngày.
+ Nếu hồ sơ đăng ký kiểm tra hợp lệ: Cơ quan kiểm tra gửi thông báo về thời gian kiểm tra hiện trường
+ Nếu hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa hợp lệ: Cơ quan kiểm tra gửi thông báo hoàn thiện hồ sơ, đồng thời gửi đến cơ quan hải quan để giải quyết theo quy định. Thời hạn giải quyết được tính lại từ đầu, sau khi Cơ quan kiểm tra nhận lại đủ hồ sơ đăng ký kiểm tra hợp lệ.
- Giai đoạn 4: Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra thiết bị, phương tiện tại hiện trường theo các nội dung của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
+ Trường hợp thiết bị, phương tiện và hồ sơ đăng ký kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, Cơ quan kiểm tra thực hiện quy trình cấp Giấy chứng nhận
+ Trường hợp thiết bị, phương tiện hoặc hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
++Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cơ quan kiểm tra gửi thông báo khắc phục. Doanh nghiệp nhập khẩu được phép khắc phục nhưng không quá một (01) lần (trừ trường hợp toa xe đường sắt đô thị).
++Trường hợp đánh giá là không đạt khi:
+++ Doanh nghiệp nhập khẩu không hoàn thành việc khắc phục trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan kiểm tra gửi thông báo khắc phục.
+++ Đối với toa xe đường sắt đô thị, quá thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày Cơ quan kiểm tra gửi thông báo khắc phục, doanh nghiệp nhập khẩu chưa hoàn thành việc khắc phục mà không có văn bản nêu rõ lý do chưa hoàn thành việc khắc phục và cam kết mốc thời gian khắc phục mới.
- Giai đoạn 5: Cấp Giấy chứng nhận/thông báo không đạt và tem kiểm định
+ Trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra và nộp đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận (bản giấy và/hoặc bản điện tử) đối với từng thiết bị, lô bộ trục bánh xe, phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT, đồng thời cấp tem kiểm định cho phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT
+ Trường hợp kết quả đánh giá không đạt, trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ thời điểm đánh giá không đạt, Cơ quan kiểm tra ra thông báo không đạt đối với từng thiết bị, lô bộ trục bánh xe, phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT, đồng thời gửi đến cơ quan hải quan để giải quyết theo quy định.
Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được quy định ra sao?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) là chứng chỉ xác nhận thiết bị, phương tiện giao thông đường sắt đã được kiểm tra theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, Điều 9 Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định chi tiết về nội dung hồ sơ Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường gồm:
- Đối với hồ sơ giấy: các liên của Giấy chứng nhận được phát hành gồm:
+ Liên lưu (nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, hoán cải),
+ Liên lưu hành
+ Liên sử dụng để giải quyết thủ tục hải quan (nhập khẩu)
+ Liên đăng ký phương tiện (nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, hoán cải).
- Đối với hồ sơ điện tử: phát hành bản giấy Giấy chứng nhận khi cơ quan có liên quan chưa thực hiện việc kết nối sử dụng dữ liệu điện tử với Cơ quan kiểm tra.
Theo đó, Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xác nhận thiết bị, phương tiện giao thông đường sắt đã được kiểm tra theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và có thông tin theo từng liên nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?