Hồ sơ cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài gồm những nội dung gì từ 25/3/2024?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện gồm những nội dung gì theo quy định mới?
- Những trường hợp tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài không được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện?
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài có thể gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bằng những cách thức nào?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện gồm những nội dung gì theo quy định mới?
Ngày 07/02/2024 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 14/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương.
Theo đó, quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 28/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 14/2024/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài gồm những nội dung sau:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 14/2024/NĐ-CP do đại diện có thẩm quyền của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài ký;
- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài cho phép tổ chức xúc tiến thương mại thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc văn bản, tài liệu chứng minh về quyền thành lập Văn phòng đại diện tại nước ngoài của tổ chức được dịch ra tiếng Việt, được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Bản sao Giấy phép thành lập hoặc giấy tờ có giá trị tương đương được dịch ra tiếng Việt, được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Bản sao Điều lệ hoặc quy chế hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được dịch ra tiếng Việt, được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Điều lệ hoặc quy chế hoạt động dự kiến của Văn phòng đại diện tại Việt Nam được dịch ra tiếng Việt;
- Báo cáo tình hình hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài trong 01 năm gần nhất được dịch ra tiếng Việt;
- Văn bản bổ nhiệm và lý lịch của người đứng đầu, lý lịch của các nhân sự thuộc Văn phòng đại diện tại Việt Nam được dịch ra tiếng Việt, được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, theo quy định mới thì hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam không yêu cầu phải có bản sao không cần chứng thực của hợp đồng, thỏa thuận hoặc các giấy tờ liên quan về địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện mà chỉ cần có các nội dung như trên.
Hồ sơ cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài gồm những nội dung gì từ 25/3/2024?
Những trường hợp tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài không được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện?
Theo khoản 6 Điều 26 Nghị định 28/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 14/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện như sau:
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài không đáp ứng các nội dung quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định 28/2018/NĐ-CP;
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong thời gian 02 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 28/2018/NĐ-CP;
- Có dấu hiệu, bằng chứng cho thấy tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài thành lập Văn phòng đại diện để tổ chức thực hiện hoặc tham gia hoặc tài trợ cho các hoạt động gây phương hại đến an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội và trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam;
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện không đầy đủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 28/2018/NĐ-CP;
- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc danh sách bị áp dụng các biện pháp trừng phạt theo các Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài có thể gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bằng những cách thức nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 28/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi bởi điểm b khoản 1 Điều 1 và điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 14/2024/NĐ-CP thì tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được lựa chọn một trong các cách thức gửi hồ sơ sau:
- Gửi qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan cấp Giấy phép;
- Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép.
Người nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc ủy quyền của tổ chức được dịch ra tiếng Việt và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Nộp trực tuyến các thành phần hồ sơ điện tử có giá trị pháp lý qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh.
Như vậy, theo quy định mới thì tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được lựa chọn một trong ba cách thức trên để nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Nghị định 14/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 3 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?