Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định pháp luật?
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Điều lệ phê duyệt kèm theo Quyết định 674/QĐ-BNV năm 2021 về Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam như sau:
Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội tự nguyện thành lập, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hiệp hội, hội viên, cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau hoạt động hiệu quả, góp phần xây dựng, phát triển giáo dục nghề nghiệp, nghề công tác xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ngoài ra, Hiệp hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và trụ sở theo quy định pháp luật.
Hiệp hội hoạt động dựa trên nguyên tắc quy định tại Điều 5 Điều lệ phê duyệt kèm theo Quyết định 674/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
1. Tự nguyện, tự quản.
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
4. Không vì mục đích lợi nhuận.
5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Điều lệ phê duyệt kèm theo Quyết định 674/QĐ-BNV năm 2021 về quyền hạn của Hiệp hội như sau:
Quyền hạn
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hiệp hội.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp dịch vụ về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội, tổ chức dạy nghề theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hiệp hội và lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội.
7. Thành lập pháp nhân thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
8. Được gây quỹ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
9. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao (nếu có).
10. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật. Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng; ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật; báo cáo Bộ Nội vụ, cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hiệp hội hoạt động và cơ quan có liên quan về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Đồng thời, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam phải thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 7 Điều lệ phê duyệt kèm theo Quyết định 674/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
Nhiệm vụ
1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hiệp hội. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hiệp hội đã được phê duyệt. Không được lợi dụng hoạt động của Hiệp hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hiệp hội; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
3. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy định của Hiệp hội.
4. Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
5. Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hiệp hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
6. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của Hiệp hội.
7. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hiệp hội theo đúng quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Hội phí của Hiệp hội là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Điều lệ phê duyệt kèm theo Quyết định Quyết định 674/QĐ-BNV năm 2021 về nguồn thu của Hiệp hội, trong đó quy định hội phí hàng năm của hội viên là 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với hội viên là tổ chức có tư cách pháp nhân và 01 triệu đồng/ năm đối với hội viên là công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?