Hiện nay lãi suất ngân hàng nào là cao nhất? Nên chọn ngân hàng uy tín hay ngân hàng có mức lãi suất cao để gửi tiền?
Lãi suất ngân hàng là gì? Mức lãi suất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 1, Điều 2 Quyết định 1729/QĐ-NHNN năm 2020 Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định về mức lãi suất ngân hàng như sau:
“Điều 1. Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau:
1. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,2%/năm.
2. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,0%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,5%/năm."
”Điều 2.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020 và thay thế Quyết định số 919/QĐ-NHNN ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.
2. Đối với lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, được thực hiện cho đến hết thời hạn; trường hợp hết thời hạn đã thỏa thuận, tổ chức, cá nhân không đến lĩnh tiền gửi, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng lãi suất đối với tiền gửi theo quy định tại Quyết định này."
Căn cứ theo Điều 1, Điều 2 Quyết định 1730/QĐ-NHNN năm 2020 Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam như sau:
“Điều 1. Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 như sau:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,5%/năm.
2. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,5%/năm."
"Điều 2.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020 và thay thế Quyết định số 920/QĐ-NHNN ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016.
2. Lãi suất áp dụng đối với các hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay được ký kết trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay.”
Hiện nay lãi suất ngân hàng nào là cao nhất? Nên chọn ngân hàng uy tín hay ngân hàng có mức lãi suất cao để gửi tiền?
Thực trạng mức lãi suất ngân hàng? Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay?
Lãi suất ngân hàng tại Việt Nam tăng trong thời gian vừa qua do chịu nhiều áp lực:
- Tăng trưởng tín dụng (tới ngày 25/4/2022) đạt 6,75%, mức cao nhất trong 10 năm qua. Nhiều ngân hàng nhỏ và vừa đã dùng gần hết hạn mức tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước phát đợt đầu. Tín dụng tăng mạnh khiến kênh thị trường mở (OMO) liên tục được sử dụng để bơm tiền ngắn hạn ra ngoài hệ thống sau gần 1 năm kênh này đóng băng.
+ FED thắt chặt chính sách tiền tệ khiến đồng USD tăng giá từng ngày, tạo áp lực giảm giá cho các đồng tiền khác, đặc biệt là đồng nội tệ của các nền kinh tế mới nổi, bao gồm cả VND. Theo đó, muốn duy trì ổn định tỷ giá, các quốc gia này cũng phải siết cung tiền, hoặc bơm thanh khoản USD. Nhưng với hướng giải quyết nào thì lãi suất trong nước cũng sẽ tăng.
Với các áp lực trên, một số ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lãi suất huy động VND trong tháng 5/2022. Điển hình, SCB áp dụng lãi suất huy động tiết kiệm mới tăng khoảng 0,1 - 0,3%/năm, trong đó lãi suất kỳ hạn 6 tháng lên 6%/năm; 9 tháng lên 6,5%/năm; 12 tháng lên 7,3%/năm….
- Tính đến thời điểm tháng 5/2022 dẫn đầu danh sách lão suất tiết kiệm là ngân hàng SCB với mức lãi suất là 7,6%/năm. Mức lãi suất niêm yết này đối với kỳ hạn 13 tháng và chỉ áp dụng cho món tiền gửi có số dư từ 500 tỷ đồng trở lên.
Lựa chọn ngân hàng gửi tiền theo mức độ uy tín hay mức lãi suất?
- Ngân hàng có độ uy tín cao là những ngân hàng có tiếng trên thị trường, được các chuyên gia tài chính và người tiêu dùng tin tưởng. Khi sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm của những đơn vị này sẽ có sự an toàn cao hơn, độ rủi ro thấp. Hơn nữa, mức lãi suất gửi tiết kiệm ở những ngân hàng này cũng rất ưu đãi, cạnh tranh.
- Mục đích của việc gửi liền vào ngân hàng là để phát sinh những khoản tiền lợi tức phát sinh từ lãi suất. Tuy nhiên cần phải cần nhắc và lựa chọn gửi tiền vào các ngân hàng uy tín sẽ giúp bạn an tâm hơn về khoản tiền mà bạn gửi. Vừa đảm bảo độ an tâm và vừa đảm bảo về mức độ lãi suất cao, ưu đãi.
- Một số ngân hàng mà bạn nên gửi tiền: Vietcombank, Sacombank, Techcombank, Viettinbank,…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?