Hệ số K để kiểm tra xuất hóa đơn thuộc diện rủi ro cao, hóa đơn không hợp pháp là gì? Hệ số K tính dựa trên công thức nào?
Hệ số K để kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn là gì?
Ngày 14/6/2023, Tổng cục thuế ban hành Công văn 2392/TCT-QLRR năm 2023 về việc kiểm tra hóa đơn điện tử, trong đó chỉ đạo kiểm tra người nộp thuế xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn.
Trong đó, Tổng cục Thuế có nêu đã xây dựng chức năng trên ứng dụng hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu kiểm soát hóa đơn điện tử, ngăn chặn tình trạng xuất hóa đơn khống. Một số chức năng chính như sau:
- Hệ thống tự động kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.
- Hệ thống cảnh bảo thực hiện theo tham số K.
Như vậy, hệ số K được hiểu là một tham số hay một ngưỡng giới hạn dùng để kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn dựa trên thương số của Tổng giá trị hàng hóa bán ra trên hóa đơn với tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.
Hệ số K để kiểm tra xuất hóa đơn thuộc diện rủi ro cao, hóa đơn không hợp pháp là gì? Hệ số K tính dựa trên công thức nào?
Hệ số K tính dựa trên công thức nào?
Căn cứ tại Công văn 2392/TCT-QLRR năm 2023, hệ số K được dùng để kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính bằng công thức sau:
K = Tổng giá trị hàng hóa bán ra trên hóa đơn / (Tổng giá trị Hàng tồn kho + Tổng giá trị hàng hóa mua vào trên hóa đơn)
Theo đó, khi doanh nghiệp vượt ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào thì hệ thống sẽ phát đi cảnh báo hóa đơn và đưa vào danh sách quản lý.
Hậu quả khi vi phạm quy định pháp luật thuế về hóa đơn ra sao?
Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ mà người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
- Trường hợp phải xử phạt hành chính, căn cứ tại Nghị định 125/2020/NÐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:
+ Hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm bị phạt tiền lên đến 8 triệu đồng theo quy định tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NÐ-CP
+ Hành vi mua bán hóa đơn bị phạt tiền lên đến 50 triệu đồng theo quy định tại Điều 22 Nghị định 125/2020/NÐ-CP
+ Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp hay sử dụng không hợp pháp hóa đơn chứng từ như: sử dụng hóa đơn, chứng từ giả; chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; không phản ánh đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn “khống”; hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa; sử dụng để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra;... bị phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng.
- Trường hợp phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, cơ quan chức năng căn cứ tại Ðiều 203 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm k khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:
+ Người có hành vi vi phạm bị phạt tiền lên đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù lên đến 05 năm.
+ Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định lên đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn lên đến 03 năm.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) quy định về nội dung này như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.
...
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế
a) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, trừ các trường hợp sau đây:
Đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều 11; khoản 1, 2, 3 và điểm a, b khoản 4, khoản 5 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế hoặc thông báo với cơ quan thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế.
Đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 4 Điều 10; điểm b khoản 5 Điều 11; điểm c, d khoản 4 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, thuế là 02 năm.
Ngoài ra, sau 2 năm thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn bị truy thu thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?