Hành vi bạo hành trẻ em đến chết sẽ bị xử lý như thế nào theo luật hình sự? khung hình phạt cụ thể là gì?

Hành vi bạo hành trẻ em đến chết sẽ bị xử lý như thế nào theo luật hình sự? khung hình phạt cụ thể là gì? - Chị Linh (Nghệ An)

Bạo hành trẻ em là gì?

Theo WHO thì bạo hành trẻ em là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em cả về thể chất về tinh thần. Nó có thể là hành vi đánh đập, xâm hại tình dục, lợi dụng hay bỏ bê... dẫ đến những mối nguy hiểm tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ em.

Tại khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 quy định về bạo lực trẻ em như sau:

Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào theo Bộ luật Hình sự?

Đối với hành hành vi bạo hành trẻ em không gây ra các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên hành vi bạo hành nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật Hình sự năm 2015 bao gồm các tội sau: Tội giết người; (Tội vô ý làm chết người; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Tội hạnh hạ người khác. Ví dụ: Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 một số cụm tư bị thay thế bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy đinh:

Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên.

Bên cạnh đó người có hành vi bạo hành còn phải bồi thường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của các bé số tiền để bù đắp những tổn thất vật chất thực tế và tổn thất tinh thần.

Hành vi bạo hành trẻ em đến chết sẽ bị xử lý như thế nào theo luật hình sự? khung hình phạt cụ thể là gì?(Hình ảnh từ Internet)

Khung hình phạt nào cho tội bạo hành trẻ em đến chết?

Theo Điều 12 Luật Trẻ em 2016 quy định về quyền sống của trẻ em như sau:

Quyền sống
Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.

Bộ luật Hình sự 2015 quy định về khung hình phạt cho tội bao hành trẻ em trong một số trường hợp như sau:

Quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
........
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
......

Và quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 về tội giết người như sau:

Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
...

Tùy theo mục đích, động cơ, hậu quả của hành vi gây ra, để xác định trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi bạo hành trẻ em.

Như vậy, khung hình phạt cao nhất đối với tội bạo hành trẻ em đến chết là tử hình theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.

Bạo hành trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bạo hành trẻ em trong mái ấm tình thương xử phạt bao nhiêu tiền? Bạo hành trẻ em trong mái ấm tình thương đi tù mấy năm?
Pháp luật
Bạo hành trẻ em đi tù bao nhiêu năm? Bạo hành trẻ em có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Bạo hành trẻ em trong mái ấm tình thương có bị đi tù không? Có xét xử kín người có hành vi bạo lực trẻ em trong mái ấm tình thương?
Pháp luật
Bạo hành trẻ em tại chính mái ấm tình thương có phải là tình tiết tăng nặng? Xử lý như nào khi phát hiện hành vi bạo hành?
Pháp luật
Phát hiện hành vi bạo hành trẻ em, phải báo cho ai để tố cáo? Bạo hành trẻ em đi tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Người bắt trẻ em đi bán vé số để trục lợi cho bản thân thì có vi phạm pháp luật không và bị phạt bao nhiêu tiền?
Việc bạo hành trẻ em được pháp luật xử lý ra sao?
Việc bạo hành trẻ em được pháp luật xử lý ra sao? Hành vi bạo hành trẻ em biểu hiện như thế nào? Bạo hành trẻ em sẽ xảy ra vấn đề gì?
Pháp luật
Bạo hành trẻ em có được phép xét xử kín? Xét xử kín thì quyết định của bản án có phải công khai hay không?
Pháp luật
Giám định trẻ em bị hành hạ, ngược đãi được thực hiện theo quy trình như thế nào? Mẫu kết luận giám định trẻ em bị hành hạ, ngược đãi là gì?
Pháp luật
Hành vi lợi dụng việc chăm sóc thay thế để bóc lột sức lao động của trẻ em bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo hành trẻ em
2,702 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo hành trẻ em

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bạo hành trẻ em

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào