Hành lang bảo vệ nguồn nước là gì và được quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023 như thế nào?
Hành lang bảo vệ nguồn nước là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Tài nguyên nước 2023 có thể hiểu Hành lang bảo vệ nguồn nước là hành lang được lập để bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước; phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước; bảo vệ sự phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước; bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, phát triển du lịch liên quan đến nguồn nước.
Hành lang bảo vệ nguồn nước là gì? (Hình ảnh từ Internet)
Hành lang bảo vệ nguồn nước được quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023 như thế nào?
Hành lang bảo vệ nguồn nước được quy định tại Điều 23 Luật Tài nguyên nước 2023 như sau:
Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm:
(1) Đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên sông, suối;
(2) Hồ trên sông, suối không thuộc quy định tại điểm a khoản này;
(3) Hồ, ao, đầm, phá được xác định trong danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp;
(4) Sông, suối, kênh, mương, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước hoặc có tầm quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường;
(5) Các nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch không thuộc quy định tại điểm c khoản này.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, công bố, điều chỉnh danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước; phê duyệt, điều chỉnh phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước, kế hoạch, phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước.
Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải được thể hiện trên bản đồ địa chính.
Hành lang bảo vệ nguồn nước phải được công bố, quản lý theo quy định của Luật Tài nguyên nước 2023 và pháp luật về đất đai; đối với các trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều 23 Luật Tài nguyên nước 2023 thì còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều, giao thông đường thủy nội địa.
Việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước, cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:
- Tổ chức quản lý, vận hành đập, hồ chứa quy định tại điểm a khoản 2 Điều 23 Luật Tài nguyên nước 2023; tổ chức được giao quản lý hồ trên sông, suối quy định tại điểm b và hồ, ao, đầm, phá quy định tại điểm c, điểm đ khoản 2 Điều 23 Luật Tài nguyên nước 2023 đề xuất phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; thực hiện việc cắm mốc giới và tổ chức bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước và cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các trường hợp không có tổ chức được giao quản lý, vận hành;
- Trường hợp đập, hồ chứa thủy lợi, kênh, mương thuộc công trình thủy lợi thì phạm vi, mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Trường hợp sông, suối, kênh, rạch có mốc giới hành lang bảo vệ được xác định trùng với mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng, mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê thì sử dụng mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê theo quy định của pháp luật về đê điều;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để quản lý, bảo vệ.
(*) Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Không được gây sạt lở bờ sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá hoặc gây ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá;
- Không làm ảnh hưởng đến hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
(*) Không xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô bệnh viện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm, cơ sở sản xuất, chế biến có chất thải nguy hại trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước. Đối với cơ sở đang hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước phải có giải pháp khắc phục theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Yêu cầu đối với các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định hiện nay ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 43/2015/NĐ-CP thì yêu cầu đối với các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định hiện nay như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Không được gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa;
- Không làm ảnh hưởng đến các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường sinh thái trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
(2) Tổ chức, cá nhân phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về ảnh hưởng đến chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước khi thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước sau đây:
- Xây dựng kho bãi, bến, cảng, cầu, đường giao thông, các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác;
- San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai;
- Khoan, đào phục vụ hoạt động điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;
- Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng.
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 01/7/2023 trừ khoản 3, 4 Điều 85 Luật Tài nguyên nước 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?