Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế đem cầm cố, thế chấp nhưng tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố thì tổ chức tín dụng phải kê khai thuế như thế nào?
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế nhưng thay đổi đối tượng chịu thuế thì chính sách thuế như thế nào?
- Trách nhiệm, quyền hạn của người khai thuế và ngân hàng thương mại như thế nào?
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế đem cầm cố, thế chấp nhưng tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố thì tổ chức tín dụng phải kê khai thuế như thế nào?
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế nhưng thay đổi đối tượng chịu thuế thì chính sách thuế như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) quy định: Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.
Căn cứ điểm b, điểm d khoản 1 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC), quy định:
- Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới.
- Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.
Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế đem cầm cố, thế chấp nhưng tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố thì tổ chức tín dụng phải kê khai thuế như thế nào?
Trách nhiệm, quyền hạn của người khai thuế và ngân hàng thương mại như thế nào?
Tại điểm a khoản 8 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người khai thuế: Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người khai thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay, người khai thuế chưa kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế theo quy định của pháp luật về hải quan nhưng tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ quy định tại điểm m khoản 4 Điều này thì tổ chức tín dụng có trách nhiệm nộp thuế thay cho người khai thuế.
Tại khoản 6 Điều 30 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng thương mại: Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người nộp thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay nhưng ngân hàng thương mại phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ thì ngân hàng thương mại cung cấp thông tin về hàng hóa cầm cố, thế chấp cho cơ quan hải quan để thực hiện ấn định thuế, ngân hàng thương mại có trách nhiệm nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan.
Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế đem cầm cố, thế chấp nhưng tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố thì tổ chức tín dụng phải kê khai thuế như thế nào?
Tại điểm m khoản 4 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế: “m) Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người khai thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay, trường hợp tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ nhưng người khai thuế chưa kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế theo quy định của pháp luật về hải quan”
Tại điểm b khoản 6 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế được cầm cố, thế chấp làm tài sản đảm bảo các khoản vay do người khai thuế không có khả năng trả nợ bị tổ chức tín dụng xử lý theo quy định của pháp luật thuộc các trường hợp phải nộp thuế thì thời hạn nộp thuế là ngày ký ban hành quyết định ấn định thuế.
Căn cứ quy định nêu trên và trả lời tại Mục 2 Công văn 1871/TCHQ-TXNK năm 2022 thì trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người nộp thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay nhưng tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ, trường hợp người nộp thuế chưa kê khai, nộp đủ thuế cho cơ quan hải quan thì tổ chức tín dụng phải kê khai tờ khai mới, nộp đủ thuế cho cơ quan hải quan trước khi xử lý tài sản cầm cố, thế chấp.
Trường hợp tổ chức tín dụng không kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế cho cơ quan hải quan hoặc tổ chức tín dụng không tự kê khai được thì cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan để thực hiện ấn định thuế theo quy định tại Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế. Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đủ số tiền thuế ấn định, tiền chậm nộp, tiền phạt cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Như vậy, khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa miễn thuế nhưng thay đổi mục đích sử dụng trước khi bán đấu giá tài sản nên không thuộc đối tượng được hoàn trả tiền thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?