Hà Nội công bố thủ tục tiếp nhận học sinh là người nước ngoài học tập các bậc THCS, THPT trên địa bàn thành phố?
- Thủ tục tiếp nhận học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở là người nước ngoài học tập tại Hà Nội quy định như thế nào?
- Những đối tượng người nước ngoài nào được tiếp nhận học tập tại Việt Nam?
- Khi học tập tại Việt Nam thì học sinh là người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Khi học tập tại Việt Nam thì học sinh là người nước ngoài sử dụng ngôn ngữ gì?
Thủ tục tiếp nhận học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở là người nước ngoài học tập tại Hà Nội quy định như thế nào?
Ngày 11/5/2022 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 1543/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực giáo dục trung học thuộc chức năng quản lý nhà nước của Sở giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
Tại mục 3 Phần A và mục 3 Phần B Chương I Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1543/QĐ-UBND quy định về tiếp nhận học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông là người nước ngoài học tập tại Hà Nội như sau:
- Tiếp nhận học sinh trung học phổ thông người nước ngoài:
+ Thẩm quyền giải quyết: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
+ Địa điểm thực hiện: Bộ phận Một cửa của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tại địa chỉ số 23A Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội
+ Cách thức thực hiện: nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công.
- Tiếp nhận học sinh trung học cơ sở người nước ngoài:
+Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện
+ Địa điểm thực hiện: Bộ phận Một cửa của UBND cấp huyện
+ Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công.
Hà Nội công bố thủ tục tiếp nhận học sinh là người nước ngoài học tập các bậc THCS, THPT trên địa bàn thành phố?
Những đối tượng người nước ngoài nào được tiếp nhận học tập tại Việt Nam?
Theo Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT quy định về đối tượng học sinh người nước ngoài như sau:
“Điều 12. Đối tượng học sinh người nước ngoài.
Học sinh người nước ngoài được xem xét, tiếp nhận vào học tại trường trung học Việt Nam gồm:
1. Học sinh diện được cấp học bổng theo các hiệp định, thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế.
2. Học sinh diện tự túc theo hợp đồng đào tạo giữa các cơ sở giáo dục của Việt Nam với các tố chức, cá nhân nước ngoài.
3. Học sinh theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ sang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.”
Như vậy, chỉ những học sinh thuộc là người nước ngoài thuộc các trường hợp kể trên thì mới được học các trường trung học tại Việt Nam.
Khi học tập tại Việt Nam thì học sinh là người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện gì?
Theo Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT quy định về điều kiện văn bằng như sau:
“Điều 13. Điều kiện văn bằng.
Học sinh người nước ngoài có nguyện vọng vào học tại các trường trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp tương đương bằng tốt nghiệp của Việt Nam được quy định tại Luật Giáo dục Việt Nam đôi với từng bậc học, cấp học.”
Như vậy, học sinh là người nước ngoài muốn học tập tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tại Việt Nam phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp tương đương bằng tốt nghiệp đối với từng cấp bậc học tập tại Việt Nam.
Theo Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 50/2021/TT-BGDĐT) quy định điều kiện về sức khỏe và tuổi tác như sau:
“Điều 14. Điều kiện sức khỏe và tuổi.
1. Điều kiện sức khỏe:
a) Học sinh phải được kiểm tra sức khỏe khi nhập học.
b) Trường hợp mắc các bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam thì được trả ngay về nước.
c) Khi mắc các bệnh thông thường phải điều trị trong vòng 03 tháng, nếu không đủ sức khỏe cũng được trả về nước.
2. Điều kiện tuổi:
Học sinh người nước ngoài trong năm xin học tại Việt Nam được gia hạn thêm 03 tuổi so với tuổi quy định của từng cấp học.”
Theo đó, khi học tập tại Việt Nam thì học sinh là người nước ngoài phải đảm bảo về sức khỏe. Học sinh nước ngoài khi học tập tại Việt Nam được gia hạn thêm 03 tuôi so với quy định của từng cấp học.
Khi học tập tại Việt Nam thì học sinh là người nước ngoài sử dụng ngôn ngữ gì?
Theo Điều 19 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT quy định về ngôn ngữ học tập đối với học sinh nước ngoài học tại Việt Nam như sau:
“Điều 19. Ngôn ngữ học tập.
1. Trong thời gian học tập tại trường trung học Việt Nam, học sinh người nước ngoài học các môn học bằng tiếng Việt như đối với học sinh Việt Nam.
2. Học sinh chưa biết tiếng Việt sẽ phải học qua chương trình đào tạo tiếng Việt dự bị, khi học hết chương trình phải được kiểm tra trình độ tiếng Việt trước khi vào học chính khóa. Thời gian học dự bị được quy định căn cứ theo yêu cầu trình độ tiếng Việt của từng bậc học và đối tượng học sinh, nhưng không quá 01 năm học.
3. Học sinh người nước ngoài được phép lựa chọn học môn ngoại ngữ có trong chương trình học và không trùng với ngôn ngữ đang sử dụng.”
Theo đó, học sinh nước ngoài sẽ phải học bằng tiếng Việt như tất cả các bạn học sinh Việt Nam. Trường hợp không biết tiếng Việt thì sẽ được đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?