Gửi báo cáo định kỳ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông bằng những hình thức và phương thức nào?
- Gửi báo cáo định kỳ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông bằng những hình thức nào?
- Gửi báo cáo định kỳ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thông qua phương thức nào?
- Quy trình công bố danh mục báo cáo định kỳ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông diễn ra như thế nào?
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông như thế nào?
- Quy định về hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông như thế nào?
Gửi báo cáo định kỳ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông bằng những hình thức nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 02/2023/TT-BTTTT quy định như sau:
Báo cáo định kỳ được gửi bằng một trong các hình thức theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Báo cáo bằng văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị và gửi kèm file dưới hình thức định dạng word, excel hoặc hình thức khác theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật ban hành chế độ báo cáo định kỳ.
- Báo cáo bằng văn bản giấy có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định đối với các cơ quan, tổ chức chưa kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Gửi báo cáo định kỳ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thông qua phương thức nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 02/2023/TT-BTTTT quy định như sau:
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Gửi qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Gửi qua Hệ thống thư điện tử.
- Gửi qua Fax.
- Gửi trực tiếp.
- Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Quy trình công bố danh mục báo cáo định kỳ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông diễn ra như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 02/2023/TT-BTTTT quy định như sau:
Danh mục báo cáo định kỳ (các chế độ báo cáo định kỳ) thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành theo thẩm quyền quy định Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai, thực hiện phải được công bố, công khai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy trình sau:
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm rà soát, xây dựng đề nghị công bố danh mục báo cáo định kỳ quy định tại văn bản quy phạm pháp luật được phân công chủ trì soạn thảo.
- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ báo cáo có hiệu lực thi hành, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi đề nghị công bố danh mục quy định chế độ báo cáo đến Văn phòng Bộ (theo mẫu số 01 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTTTT). Nội dung công bố gồm:
+ Tên báo cáo.
+ Đối tượng thực hiện báo cáo.
+ Cơ quan nhận báo cáo.
+ Tần suất thực hiện báo cáo.
+ Văn bản quy định chế độ báo cáo.
- Văn phòng Bộ rà soát, tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ xem xét, ký Quyết định công bố (theo mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTTTT) chậm nhất là 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ báo cáo định kỳ có hiệu lực thi hành.
- Trung tâm Thông tin có trách nhiệm đăng tải, cập nhật và duy trì danh mục chế độ báo cáo định kỳ trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Gửi báo cáo định kỳ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông bằng những hình thức và phương thức nào? (Hình từ Internet)
Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 02/2023/TT-BTTTT quy định triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và các đối tượng liên quan có trách nhiệm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, tiến tới thực hiện báo cáo điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp, chia sẻ thông tin, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các đối tượng thực hiện báo cáo.
- Giá trị pháp lý của báo cáo điện tử và việc sử dụng chữ ký điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quy định về hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 02/2023/TT-BTTTT quy định về hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:
Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, chức năng theo quy định tại Nghị định 09/2019/NĐ-CP.
- Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông là Hệ thống thông tin thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu báo cáo từ đối tượng thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và các chế độ báo cáo khác để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan hành chính các cấp và cung cấp số liệu theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông được xây dựng, cài đặt tại Bộ Thông tin và Truyền thông để kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ và các cơ quan, tổ chức liên quan.
- Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông có đầy đủ các tính năng để bảo đảm các quy định của pháp luật có liên quan.
Thông tư 02/2023/TT-BTTTT có hiệu lực từ 01/06/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?