Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt của thuyền viên được thay đổi từ ngày 01/9/2023 có đúng không?
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt của thuyền viên được thay đổi từ ngày 01/9/2023 có đúng không?
Hiện nay, tại Điều 21 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT quy định về giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt như sau:
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
1. GCNHLNVĐB do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt, phù hợp với quy định của Công ước STCW như sau:
a) Cơ bản tàu dầu và tàu hóa chất, tàu khí hỏa lỏng;
b) Nâng cao tàu dầu, tàu hóa chất, tàu khí hỏa lỏng;
c) Quản lý đám đông đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
d) Huấn luyện an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành khách tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
đ) Huấn luyện an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
e) Quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
g) Cơ bản tàu hoạt động ở vùng cực;
h) Nâng cao tàu hoạt động ở vùng cực;
i) Tàu cao tốc.
2. GCNHLNVĐB có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNHLNVĐB tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó, từ ngày 01/9/2023, tại Điều 21 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT quy định về Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt từ ngày 01/9/2023 như sau:
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
1. GCNHLNVĐB do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt, phù hợp với quy định của Công ước STCW như sau:
a) Cơ bản: tàu dầu và tàu hóa chất; tàu khí hóa lỏng; tàu hoạt động ở vùng nước cực; tàu cao tốc theo quy định Bộ luật HSC; tàu sử dụng nhiên liệu có điểm bắt cháy thấp theo quy định Bộ luật IGF;
b) Nâng cao: tàu dầu; tàu hóa chất; tàu khí hóa lỏng; tàu hoạt động ở vùng nước cực; tàu cao tốc theo quy định Bộ luật HSC; tàu sử dụng nhiên liệu có điểm bắt cháy thấp theo quy định Bộ luật IGF;
c) Quản lý đám đông đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
d) Huấn luyện an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành khách tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
đ) Huấn luyện an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
e) Quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro.
2. GCNHLNVĐB có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp.
Như vậy, so với quy định đang hiện hành, từ ngày 01/9/2023 giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt sẽ có những thay đổi bao gồm:
- Đối với chương trình huấn luyện cơ bản có thêm: Tàu sử dụng nhiên liệu có điểm bắt cháy thấp theo quy định Bộ luật IGF.
- Đối với chương trình huấn luyện nâng cao có thêm: Tàu sử dụng nhiên liệu có điểm bắt cháy thấp theo quy định Bộ luật IGF.
- Đối với chương trình huấn luyện đối với tàu cao tốc và tàu hoạt động ở vùng cực sẽ được đưa vào chương trình huấn huyện cơ bản và nâng cao chứ không tách riêng thành một chương trình huấn luyện nữa.
- Bãi bỏ quy định đối với trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm so thì thời hạn sử dụng của GCNHLNVĐB tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt của thuyền viên được thay đổi từ ngày 01/9/2023 có đúng không?
Từ ngày 01/09/2023 chứng chỉ chuyên môn số thuyền viên bao gồm những loại nào?
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT về phân loại chứng chỉ chuyên môn như sau:
Phân loại chứng chỉ chuyên môn
Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam bao gồm các loại sau đây:
1. GCNKNCM.
2. GCNHLNV:
a) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản (sau đây viết tắt là GCNHLNVCB);
b) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt (sau đây viết tắt là GCNHLNVĐB);
c) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNHLNVCM).
3. Mẫu chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam từ ngày 01/9/2023 gồm có:
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn;
- Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ gồm:
+ Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
+ Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt;
+ Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn.
So với quy định hiện nay tại Điều 18 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT về chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam thì quy định mới không có gì thay đổi.
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ của thuyền viên được cấp lại trong trường hợp nào?
Tại Điều 42 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT quy định về điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ:
Điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ
1. GCNHLNV được cấp lại trong các trường hợp sau: bị mất, hư hỏng, thay đổi thông tin, hết hoặc sắp hết hạn.
2. Đối với GCNHLNV hết hoặc sắp hết thời hạn sử dụng phải đáp ứng điều kiện:
a) Thuyền viên có thời gian đi biển phù hợp với GCNHLNV được cấp tổng cộng 12 tháng trở lên trong thời hạn 05 năm tính từ ngày đề nghị cấp lại;
b) Trường hợp không đảm bảo đủ thời hạn quy định tại điểm a khoản này thì phải vượt qua bài kiểm tra đánh giá năng lực phù hợp với GCNHLNV được cấp.
Như vậy, theo quy định trên, GCNHLNV được cấp lại trong các trường hợp sau: bị mất, hư hỏng, thay đổi thông tin, hết hoặc sắp hết hạn.
Thông tư 20/2023/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?