Giao dịch viên ngân hàng làm lộ thông tin khách hàng có thể bị xử phạt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Thông tin khách hàng là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 117/2018/NĐ-CP khái niệm về thông tin khách hàng như sau: thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là thông tin khách hàng) là:
Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là thông tin khách hàng) là thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin phát sinh trong quá trình khách hàng đề nghị hoặc được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng các nghiệp vụ ngân hàng, sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động được phép, bao gồm thông tin định danh khách hàng và thông tin sau đây:
- Thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi,
- Thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các thông tin có liên quan khác.
Như vậy, tất cả các thông tin liên quan đến thông tin liên hệ hay lịch sử hoạt động của khách hàng tại tổ chức tín dụng, ngân hàng đều được coi là thông tin khách hàng.
Để tránh làm lộ thông tin khách hàng thì tổ chức tín dụng phải tuân thủ các nguyên tắc gì?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 117/2018/NĐ-CP về nguyên tắc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng quy định các tổ chức tín dụng cần phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:
- Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo đúng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017, và pháp luật có liên quan.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin xác thực khách hàng khi truy cập các dịch vụ ngân hàng bao gồm mã khóa bí mật, dữ liệu sinh trắc học, mật khẩu truy cập của khách hàng, thông tin xác thực khách hàng khác cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng đó bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng đó..
- Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân chỉ được yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng theo đúng mục đích, nội dung, phạm vi, thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc khi được sự chấp thuận của khách hàng và phải chịu trách nhiệm về việc yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân phải giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích khi yêu cầu cung cấp thông tin và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lưu trữ, bảo quản theo quy định của pháp luật về lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu đối với thông tin khách hàng, hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, việc giao nhận thông tin khách hàng.
Giao dịch viên ngân hàng làm lộ thông tin khách hàng có thể bị xử phạt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? (Hình internet)
Giao dịch viên ngân hàng làm lộ thông tin khách hàng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Về quy định việc xử phạt khi ngân hàng làm lộ thông tin tài khoản khách hàng. Theo đó, căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm mà chủ thể làm lộ thông tin tài khoản của khách hàng có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời phải bồi thường khi gây ra thiệt hại theo quy định của pháp luật.
*Trách nhiệm bồi thường
- Ngân hàng hoặc nhân viên ngân hàng phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng bị lộ thông tin tài khoản nếu việc lộ thông tin đó gây thiệt hại cho khách hàng và khách hàng có yêu cầu bồi thường.
- Nếu nhân viên ngân hàng( giao dịch viên,..) là người làm lộ thông tin tài khoản của khách hàng trong khi thực hiện nhiệm vụ ngân hàng giao thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường theo Điều 597 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. Việc bồi thường phải được dựa trên các căn cứ như:
+ Có thiệt hại xảy ra trên thực tế
+ Có hành vi vi phạm pháp luật
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật với thiệt hại xảy ra.
Như vậy, để xác định ngân hàng có phải chịu trách nhiệm bồi thường cần xem xét các quy chế nội bộ của ngân hàng và các thỏa thuận cụ thể giữa ngân hàng với khách hàng liên quan đến trách nhiệm bảo mật thông tin và trách nhiệm của ngân hàng trong trường hợp làm lộ thông tin khách hàng.
*Xử phạt hành chính
- Theo điểm d khoản 4 Điều 47 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt tổ chức tín dụng đối với hành vi làm lộ, sử dụng thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng không đúng mục đích theo quy định của pháp luật là 60 đến 80 triệu VNĐ. Mức xử phạt đối với cá nhân có hành vi tương tự là 30 đến 40 triệu VND.
- Đồng thời tại Điều 46 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt 10 đến 20 triệu VND đối với cá nhân chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng theo quy định. Trường hợp thông tin thuộc về bí mật cá nhân của người tiêu dùng thì mức phạt tiền là 20 đến 40 triệu VNĐ.
*Truy cứu trách nhiệm hình sự
- Hành vi làm lộ thông tin khách hàng (tài khoản ngân hàng) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 291 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng. Theo đó, hình phạt cho tội này có thể lên đến 7 năm tù.
- Các tội khác áp dụng cho nhân viên ngân hàng, người có chức vụ quyền hạn có hành vi làm lộ trái phép thông tin tài khoản ngân hàng có thể kể đến như : tội Cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc Vô ý làm lộ bí mật công tác theo các Điều 361, 362 Bộ luật Hình sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?