Giao dịch từ 300 triệu đồng trở lên phải báo cáo ngân hàng nhà nước? Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải nộp trong thời hạn nào?

Cho hỏi quy định mới nhất về báo cáo đối với giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo có những nội dung gì? - Câu hỏi của anh Quốc tại Nghệ An.

Quy định mới nhất về báo cáo đối với giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo?

Căn cứ Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định như sau:

Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chế độ báo cáo về giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.

Theo đó, Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo. Về giao dịch nào được xem là giao dịch có giá trị lớn thì Luật giao cho cho Thủ tướng Chính phủ quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Giao dịch từ 300 triệu đồng trở lên phải báo cáo ngân hàng nhà nước? Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải được nộp trong thời hạn nào?

Giao dịch từ 300 triệu đồng trở lên phải báo cáo ngân hàng nhà nước? Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải được nộp trong thời hạn nào? (Hình từ Internet)

Giao dịch từ 300 triệu đồng trở lên phải báo cáo ngân hàng nhà nước?

Hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.

Theo đó, mức giá trị giao dịch phải báo cáo quy định tại dự thảo Quyết định được giữ nguyên theo Quyết định 20/2013/QĐ-TTg.

Cụ thể mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng.

Căn cứ nội dung dự thảo tờ trình Quyết định quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo (tại đây) thì lý do của việc giữ nguyên mức giá trị này là:

- Căn cứ vào quá trình triển khai Quyết định 20/2013/QĐ-TTg thời gian qua và tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam, việc giữ mức giá trị giao dịch bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt một hoặc nhiều lần trong một ngày của khách hàng là 300.000.000 là phù hợp.

- Mặt khác, theo khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) thì ngưỡng giá trị giao dịch phải báo cáo được khuyến nghị là 15.000 USD (tương đương 375.000.000 đồng) cao hơn mức quy định tại dự thảo Quyết định. Tuy nhiên, nếu tăng mức giao dịch phải báo cáo lên 400.000.000 thì sẽ cao hơn ngưỡng của giá trị giao dịch phải báo cáo của FATF.

Báo cáo giao dịch có giá trị lớn được thực hiện theo hình thức như thế nào?

Căn cứ Điều 36 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định như sau về hình thức báo cáo đối với giao dịch đáng ngờ như sau:

Hình thức báo cáo
1. Đối tượng báo cáo gửi dữ liệu điện tử hoặc báo cáo bằng văn bản giấy khi chưa thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho yêu cầu gửi dữ liệu điện tử đối với các báo cáo được quy định tại các điều 25, 26 và 34 của Luật này.
2. Trường hợp cần thiết, đối tượng báo cáo có thể báo cáo qua fax, điện thoại, thư điện tử nhưng phải bảo đảm an toàn, bảo mật dữ liệu thông tin báo cáo và phải xác nhận lại bằng một trong hai hình thức quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với báo cáo giao dịch đáng ngờ, đối tượng báo cáo phải gửi kèm hồ sơ mở tài khoản đối với các giao dịch thực hiện thông qua tài khoản, thông tin nhận biết khách hàng, các chứng từ và tài liệu khác liên quan đến giao dịch đáng ngờ, các biện pháp phòng ngừa đã thực hiện.

Theo đó, báo cáo giao dịch có giá trị lớn được thực hiện theo hình thức như sau: Gửi dữ liệu điện tử hoặc báo cáo bằng văn bản giấy khi chưa thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho yêu cầu gửi dữ liệu điện tử

Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải được nộp trong thời hạn nào?

Căn cứ Điều 37 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định như sau:

Thời hạn báo cáo
1. Đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo quy định tại Điều 25 và giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại Điều 34 của Luật này trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng dữ liệu điện tử; trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng văn bản giấy.
2. Đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch đáng ngờ quy định tại Điều 26 của Luật này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch hoặc trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày đối tượng báo cáo phát hiện được giao dịch đáng ngờ.
3. Trường hợp phát hiện giao dịch đáng ngờ do khách hàng yêu cầu có dấu hiệu liên quan đến tội phạm thì đối tượng báo cáo phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện.

Theo đó, đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng dữ liệu điện tử; trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng văn bản giấy.

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.

Ngân hàng Nhà nước TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày đến hạn trả nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN là lịch trả nợ ban đầu khi cấp tín dụng hay tại thời điểm xem xét cơ cấu nợ?
Pháp luật
NHNN giải đáp, hướng dẫn về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới không?
Pháp luật
Hội đồng giám định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp nào? Ai có trách nhiệm thành lập Hội đồng giám định?
Pháp luật
Tải mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển công chức Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay ở đâu? Hướng dẫn cách ghi?
Pháp luật
Nội dung Ngân hàng nhà nước yêu cầu đối với tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài khi thực hiện can thiệp sớm là gì?
Pháp luật
Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu tổ chức tín dụng triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường không?
Pháp luật
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là gì? Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại ADB?
Pháp luật
Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) là gì? Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại AIIB?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng Nhà nước
13,787 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng Nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào