Giảm thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời điểm lập hóa đơn đặc thù?
- Giảm thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời điểm lập hóa đơn đặc thù?
- Thời điểm lập hóa đơn tính thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ viễn thông được quy định như thế nào?
- Hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông có được giảm thuế giá trị gia tăng trong trường hợp lập hóa đơn sau ngày 01/02/2022 không?
Giảm thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời điểm lập hóa đơn đặc thù?
Vừa qua, Công văn 3522/TCT-CS năm 2022 hướng dẫn về việc giảm thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp thời điểm lập hóa đơn đặc thù như sau:
- Về giảm thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp thời điểm lập hóa đơn đặc thù:
Đối với hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời điểm lập hóa đơn đặc thù được quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh được giảm thuế giá trị gia tăng theo quy định đối với các hóa đơn lập từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
Giảm thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời điểm lập hóa đơn đặc thù? (Hình từ Internet)
Thời điểm lập hóa đơn tính thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ viễn thông được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về thời điểm lập hóa đơn giá trị gia tăng như sau:
Thời điểm lập hóa đơn
...
4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
...
b) Đối với dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ công nghệ thông tin (bao gồm dịch vụ trung gian thanh toán sử dụng trên nền tảng viễn thông, công nghệ thông tin) phải thực hiện đối soát dữ liệu kết nối giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối.
Trường hợp cung cấp dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng) thông qua bán thẻ trả trước, thu cước phí hòa mạng khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ mà khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn GTGT hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì cuối mỗi ngày hoặc định kỳ trong tháng, cơ sở kinh doanh dịch vụ lập chung một hóa đơn GTGT ghi nhận tổng doanh thu phát sinh theo từng dịch vụ người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.
Như vậy, thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ viễn thông được xác định theo quy định trên.
Hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông có được giảm thuế giá trị gia tăng trong trường hợp lập hóa đơn sau ngày 01/02/2022 không?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC về thuế suất 10% như sau:
Thuế suất 10%
Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.
Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
...
Như vậy, hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông thuộc trường hợp áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP về đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng như sau:
Giảm thuế giá trị gia tăng
1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.
Căn cứ quy định trên, hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ viễn thông không thuộc trường hợp được giảm thuế giá trị gia tăng mặc dù lập hóa đơn sau ngày 01/02/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?