Giám sát cắt hủy/nấu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được hướng dẫn tại Thông tư 19/2023/TT-NHNN như thế nào?
Giám sát cắt hủy/nấu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được hướng dẫn tại Thông tư 19/2023/TT-NHNN như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 19/2023/TT-NHNN thì việc giám sát cắt hủy/nấu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được hướng dẫn như sau:
- Giám sát việc giao, nhận tiền hàng ngày tại Tổ cắt hủy tiền theo quy định về tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước; giám sát và xác nhận đối với các trường hợp thừa, thiếu, lẫn loại, tiền giả, tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông phát sinh trong khâu giao, nhận tiền tại Tổ cắt hủy tiền.
- Giám sát quá trình cắt hủy (hoặc nấu hủy) hoàn toàn tiền tiêu hủy thành phế liệu, đảm bảo phế liệu tiêu hủy không thể khôi phục để sử dụng lại như tiền dưới bất kỳ hình thức nào.
- Cuối ngày, Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ giám sát cắt hủy xác nhận số tiền cắt hủy (hoặc nấu hủy) thực tế trên biên bản do Hội đồng tiêu hủy lập. Số tiền đã giao Tổ cắt hủy nhưng không cắt hủy (hoặc nấu hủy) hết trong ngày phải được niêm phong, có đủ chữ ký của Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ giám sát cắt hủy và Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ cắt hủy tiền và gửi lại kho của Hội đồng tiêu huỷ.
Giám sát cắt hủy/nấu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được hướng dẫn tại Thông tư 19/2023/TT-NHNN như thế nào? (Hình từ Internet)
Kho tiền tiêu hủy được quản lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 03/2020/TT-NHNN thì kho tiền tiêu hủy được quản lý như sau:
Việc quản lý kho tiền tiêu hủy và bảo quản tiền tiêu hủy thực hiện theo quy định về quản lý kho tiền và bảo quản tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với Kho tiền Trung ương.
Thành viên quản lý kho tiền tiêu hủy bao gồm:
- Tham gia quản lý kho tiền tiêu hủy tại mỗi cụm tiêu hủy gồm 03 (ba) thành viên: Ủy viên Hội đồng tiêu hủy, nhân viên thực hiện nhiệm vụ kế toán kho tiền tiêu hủy và thủ kho tiền tiêu hủy.
- Thành viên tham gia quản lý kho tiền tiêu hủy do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định.
Trách nhiệm của thành viên quản lý kho tiền tiêu hủy
- Ủy viên Hội đồng tiêu hủy chịu trách nhiệm về công tác tổ chức quản lý, đảm bảo an toàn tài sản và hoạt động của kho tiền tiêu hủy; có nhiệm vụ giữ chìa khóa một ổ khóa của lớp cánh ngoài cửa kho tiền; trực tiếp mở, khóa cửa để giám sát việc xuất, nhập, bảo quản tài sản trong kho tiền tiêu hủy; trực tiếp tham gia kiểm kê và ký xác nhận trên sổ quỹ, sổ theo dõi từng loại tài sản, biên bản kiểm kê (hoặc sổ kiểm kê), thẻ kho.
- Nhân viên thực hiện nhiệm vụ kế toán kho tiền tiêu hủy chịu trách nhiệm quản lý, giám sát việc xuất, nhập và bảo quản tài sản trong kho tiền tiêu hủy; có nhiệm vụ quản lý và giữ chìa khóa một ổ khóa của lớp cánh ngoài cửa kho tiền; trực tiếp mở, khóa cửa để xuất, nhập tài sản, bảo quản trong kho tiền tiêu hủy; kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và sổ quỹ đảm bảo khớp đúng; trực tiếp tham gia kiểm kê và ký xác nhận trên sổ quỹ, sổ theo dõi từng loại tài sản, biên bản kiểm kê (hoặc sổ kiểm kê), thẻ kho.
- Thủ kho tiền tiêu hủy có trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối các loại tài sản bảo quản trong kho tiền; quản lý và giữ chìa khóa một ổ khóa của lớp cánh trong cửa kho tiền; thực hiện việc xuất, nhập tiền tiêu hủy kịp thời, đầy đủ theo đúng chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp; mở sổ theo dõi từng loại tiền tiêu hủy, thẻ kho và các sổ sách cần thiết khác; ghi chép và bảo quản các sổ sách, giấy tờ đầy đủ, rõ ràng, chính xác; tổ chức sắp xếp, bảo quản tài sản trong kho gọn gàng, khoa học, đảm bảo vệ sinh kho tiền.
Trường hợp thành viên quản lý kho tiền tiêu hủy nghỉ làm việc theo chế độ, đi công tác, đi học trong thời gian ít hơn 15 ngày làm việc, Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy (đối với Cụm tiêu hủy phía Bắc) và Phó Chủ tịch phụ trách Cụm tiêu hủy phía Nam (đối với Cụm tiêu hủy phía Nam) xem xét, quyết định cử người thay thế. Trường hợp nghỉ từ 15 ngày làm việc trở lên do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định.
Tổ giúp việc Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền bao gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 19/2023/TT-NHNN thì:
- Tổ giúp việc gồm các công chức của Ngân hàng Nhà nước được trưng tập theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng giám sát.
- Thành phần Tổ giúp việc bao gồm:
+ Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc: trưng tập các công chức thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ, Cục Quản trị, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hà Nội;
+ Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam: trưng tập các công chức thuộc Chi cục Quản trị tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng: trưng tập các công chức thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ, Cục Quản trị.
- Công chức tham gia Tổ giúp việc phải có đủ phẩm chất, đạo đức, phải nghiên cứu, nắm rõ các quy định, quy trình nghiệp vụ về tiêu hủy tiền, giám sát tiêu hủy tiền. Căn cứ phương án huy động, trưng tập công chức được Thống đốc phê duyệt và văn bản đề nghị của Chủ tịch Hội đồng giám sát, Thủ trưởng đơn vị có công chức được trưng tập gửi Chủ tịch Hội đồng giám sát danh sách công chức tham gia Tổ giúp việc theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-NHNN.
- Căn cứ nhiệm vụ giám sát, Tổ giúp việc được bố trí thành các tổ chuyên môn, gồm: Tổ giám sát chung, Tổ giám sát kiểm đếm, Tổ giám sát cắt hủy. Trong mỗi tổ có Tổ trưởng, Tổ phó và các thành viên (nếu cần).
Thông tư 19/2023/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ 11/02/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?