Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi không thông báo cho bên bán điện khi giảm số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ ra sao?
- Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi không thông báo cho bên bán điện khi giảm số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ ra sao?
- Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi bán điện không đủ số lượng điện năng theo hợp đồng đã ký gây thiệt hại cho bên mua điện ra sao?
- Khách hàng sử dụng điện có những quyền và nghĩa vụ gì?
Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi không thông báo cho bên bán điện khi giảm số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định như sau:
Phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi vi phạm của bên mua điện
...
6. Không thông báo cho bên bán điện khi giảm số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ hoặc giảm định mức sử dụng điện sinh hoạt hoặc kê khai không đúng số người sử dụng điện để cấp định mức sử dụng điện sinh hoạt nhiều hơn thực tế
a) Bên mua điện phải trả cho bên bán điện số tiền chênh lệch trong thời gian vi phạm. Thời gian vi phạm được tính từ kỳ hóa đơn mà bên mua điện giảm số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ hoặc giảm định mức sử dụng điện sinh hoạt nhưng không thông báo cho bên bán điện hoặc kê khai không đúng số người sử dụng điện để cấp định mức sử dụng điện sinh hoạt nhiều hơn thực tế đến thời điểm bên bán điện thực hiện điều chỉnh. Trường hợp bên mua điện không xuất trình được tài liệu chứng minh thời điểm giảm số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ hoặc giảm định mức sử dụng điện sinh hoạt thì thời gian vi phạm được tính từ thời điểm kiểm tra số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ hoặc định mức sử dụng điện sinh hoạt gần nhất của bên bán điện đến thời điểm bên bán điện thực hiện điều chỉnh giảm nhưng không quá 365 ngày;
b) Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
Theo như quy định trên, giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng mà bên mua điện phải trả đối với hành vi không thông báo cho bên bán điện khi giảm số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ như sau:
- Bên mua điện phải trả cho bên bán điện số tiền chênh lệch trong thời gian vi phạm.
Thời gian vi phạm được tính từ kỳ hóa đơn mà bên mua điện giảm số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ nhưng không thông báo cho bên bán điện.
Trường hợp bên mua điện không xuất trình được tài liệu chứng minh thời điểm giảm số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ thì thời gian vi phạm được tính từ thời điểm kiểm tra số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ đến thời điểm bên bán điện thực hiện điều chỉnh giảm nhưng không quá 365 ngày.
- Đồng thời phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi không thông báo cho bên bán điện khi giảm số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ ra sao?
Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi bán điện không đủ số lượng điện năng theo hợp đồng đã ký gây thiệt hại cho bên mua điện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 28 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định như sau:
Phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi vi phạm của bên bán điện
...
2. Bán điện không đảm bảo chất lượng, không đủ số lượng điện năng theo hợp đồng đã ký gây thiệt hại cho bên mua điện
a) Bồi thường thiệt hại cho bên mua điện bằng giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên mua điện phải chịu do bên bán điện gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên mua điện đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm;
b) Mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng và được căn cứ vào giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm được xác định bằng giá trị sản lượng điện đã thoả thuận trong hợp đồng và được tính toán căn cứ vào công suất đăng ký, giá điện ghi trong hợp đồng mua bán điện và thời gian bán điện không đảm bảo chất lượng, không đủ số lượng điện năng, theo công thức sau:
T = P x t x g
Trong đó:
T: Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (đồng);
P: Công suất đăng ký trong hợp đồng mua bán điện (kW);
t: Thời gian bán điện không đảm bảo chất lượng, không đủ số lượng điện năng (giờ);
g: Giá điện (đ/kWh) để tính bồi thường, được tính theo giá cao nhất trong hợp đồng mua bán điện đã ký.
Theo đó, giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi bán điện không đủ số lượng điện năng theo hợp đồng đã ký gây thiệt hại cho bên mua điện như sau:
- Bồi thường thiệt hại cho bên mua điện bằng giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên mua điện phải chịu do bên bán điện gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên mua điện đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
- Mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng và được căn cứ vào giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
- Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm được xác định theo quy định trên.
Khách hàng sử dụng điện có những quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 46 Luật Điện lực 2004 có quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện
1. Khách hàng sử dụng điện có các quyền sau đây:
a) Được lựa chọn bên bán điện trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh;
b) Được cung cấp đủ số lượng công suất, điện năng, bảo đảm chất lượng điện đã được thoả thuận trong hợp đồng;
c) Yêu cầu bên bán điện kịp thời khôi phục việc cấp điện sau khi mất điện;
d) Được cung cấp hoặc giới thiệu thông tin liên quan đến việc mua bán điện và hướng dẫn về an toàn điện;
đ) Được bồi thường thiệt hại do bên bán điện gây ra theo quy định của pháp luật;
e) Yêu cầu bên bán điện kiểm tra chất lượng dịch vụ điện, tính chính xác của thiết bị đo đếm điện, số tiền điện phải thanh toán;
g) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về điện lực của bên bán điện;
h) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Khách hàng sử dụng điện có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thanh toán tiền điện đầy đủ, đúng thời hạn và thực hiện các thoả thuận khác trong hợp đồng mua bán điện;
b) Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện các quy định về quản lý nhu cầu sử dụng điện;
c) Kịp thời cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện khi nhận được thông báo của bên bán điện trong các trường hợp quy định tại Điều 27 của Luật này;
d) Thông báo cho bên bán điện biết trước năm ngày khi có nhu cầu tạm ngừng sử dụng điện, trước mười lăm ngày khi có nhu cầu chấm dứt hợp đồng mua bán điện;
đ) Thông báo kịp thời cho bên bán điện khi phát hiện những hiện tượng bất thường có thể gây mất điện, mất an toàn cho người và tài sản;
e) Tạo điều kiện để bên bán điện kiểm tra, ghi chỉ số công tơ và liên hệ với khách hàng;
g) Bảo đảm các trang thiết bị sử dụng điện đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu về an toàn điện;
h) Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên bán điện theo quy định của pháp luật;
i) Chịu trách nhiệm đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ mua điện đến nơi sử dụng điện;
k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khách hàng sử dụng điện có quyền và nghĩa vụ theo như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?