Giả mạo bác sỹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với nhiều tội danh và có thể bị phạt đến 15 năm tù đúng không?
Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề bác sỹ là gì?
Căn cứ Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh có quy định như sau:
- Về đối tượng: Người xin cấp chứng chỉ hành nghề khi làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ y tế.
- Điều kiện của người đề nghị xin cấp giấy chứng chỉ hành nghề là người Việt Nam như sau:
+ Đã có văn bằng giấy chứng nhận hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp bao gồm: Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam; Giấy chứng nhận là lương y; Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
+ Phải có văn bản xác nhận đã trải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản cho người đã thực hành tại cơ sở của mình.
+ Để được cấp chứng chỉ hành nghề bác sỹ phải có 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (Căn cứ Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009)
+ Phải có giấy chứng nhận hoặc xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền cấp đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe để hành nghề khám chữa bệnh và còn giá trị sử dụng.
+ Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược như:
Cá nhân mất năng lực hành vi dân sự; đang chấp hành một bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh.
Giả mạo bác sỹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với nhiều tội danh và có thể bị phạt đến 15 năm tù đúng không? (Hình internet)
Phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề là bác sỹ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 35/2019/TT-BYT quy định phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề là bác sỹ bao gồm:
- Người hành nghề là bác sỹ có phạm vi hoạt động chuyên môn là khám chữa bệnh đa khoa được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 35/2019/TT-BYT và sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám chữa bệnh khác trong trường hợp vượt quá năng lực chuyên môn.
- Người hành nghề là bác sỹ có phạm vi hoạt động chuyên môn là khám chữa bệnh chuyên khoa được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn thuộc chuyên khoa tương ứng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 35/2019/TT-BYT và sơ cứu, cấp sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám chữa bệnh khác.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh, căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề, văn bằng, chứng chỉ hoặc chứng nhận và năng lực của người hành nghề là bác sỹ để giao cho người hành nghề bằng văn bản được thực hiện các chuyên môn kỹ thuật cụ thể tại cơ sở khám chữa bệnh do mình phụ trách.
*Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của bác sỹ chính
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV, các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của bác sĩ bao gồm:
- Tận tụy phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
- Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
- Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
- Tôn trọng quyền của người bệnh.
- Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
Giả mạo bác sỹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với nhiều tội danh như thế nào?
- Việc thực hiện hoạt động khám chữa bệnh phải theo quy định của Luật Khám chữa bệnh, người thực hiện các hoạt động khám chữa bệnh phải là những người có chuyên môn, được đào tạo và làm việc đúng với chuyên môn của mình.
- Người giả mạo bác sỹ để thực hiện công việc không đúng với chuyên môn, gây ra hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, với những người giả mạo trong công tác, làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức thì đó cũng là hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, trường hợp giả mạo bác sỹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với nhiều tội danh.
- Cụ thể nếu trong quá trình giả mạo làm bác sỹ mà làm chết bệnh nhân hoặc gây ra tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe cho bệnh nhân thì sẽ có thể bị xử lý hình sự về tội "Vi phạm quy định về khám chữa bệnh" theo Điều 315 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 117 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Nếu trường hợp gây thiệt mạng cho 03 người trở lên hoặc gây thương tích cho 03 người trở lên với tổng tỷ lệ từ 201% hoặc gây thiệt hại đến tài sản từ 1,5 tỉ đồng trở lên thì hình phạt có thể tới 15 năm tù.
- Trường hợp người mạo danh bác sỹ chưa gây ra thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản nhưng hành vi này có liên quan đến việc làm giả các giẩy tờ, tài liệu để có thể tiến hành hoạt động của bác sỹ thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội:
+ Tội Giả mạo trong công tác (Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015)
+ Tội sử dụng tài liệu con dấu giả (Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?