Giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai áp dụng từ 01 11 theo Quyết định 3220 như thế nào?
Giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai áp dụng từ 01 11 theo Quyết định 3220 như thế nào?
Ngày 1/11/2024, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3220/QĐ-BYT năm 2024 Tải về Giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai.
Cụ thể, ban hành kèm theo Quyết định 3220/QĐ-BYT giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc danh mục do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách nhà nước thanh toán; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc danh mục do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán mà không phải là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu áp dụng tại Bệnh viện Bạch Mai gồm:
- Giá dịch vụ khám bệnh, hội chẩn quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 3220/QĐ-BYT năm 2024.
Tải về Phụ lục I
- Giá dịch vụ ngày giường bệnh quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 3220/QĐ-BYT năm 2024.
Tải về Phụ lục II
- Giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định 3220/QĐ-BYT năm 2024.
Tải về Phụ lục III
- Giá dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng phương pháp vô cảm gây tê chưa bao gồm chi phí thuốc và oxy sử dụng cho dịch vụ theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Quyết định 3220/QĐ-BYT năm 2024. Chi phí thuốc và oxy thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội và người bệnh theo thực tế sử dụng và kết quả mua sắm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tải về Phụ lục IV
Mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3220/QĐ-BYT năm 2024 bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản đóng góp theo quy định. Trong đó chi phí tiền lương theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng, chưa bao gồm quỹ thưởng theo quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Theo đó, giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
Trên đây là giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai.
Giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai áp dụng từ 01 11 theo Quyết định 3220 như thế nào? (Hình từ internet)
Giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh bao gồm giá thành toàn bộ của dịch vụ khám chữa bệnh đúng không?
Căn cứ tại Điều 110 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định như sau:
Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
1. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các yếu tố sau đây:
a) Giá thành toàn bộ của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tích lũy hoặc lợi nhuận dự kiến (nếu có);
c) Các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Giá thành toàn bộ của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các chi phí sau đây:
a) Chi phí nhân công bao gồm tiền lương, tiền công phù hợp với loại hình cung cấp dịch vụ, các khoản đóng góp theo lương và các khoản phụ cấp theo quy định;
b) Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí thuốc, hóa chất, máu, chế phẩm máu và chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh và các khoản chi phí trực tiếp khác;
c) Chi phí khấu hao thiết bị y tế, tài sản cố định;
d) Chi phí quản lý bao gồm chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế, tài sản cố định, chi phí bảo vệ môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, chi phí quản lý chất lượng, lãi vay (nếu có) và các chi phí khác có liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
...
Có thể thấy, giá dịch vụ khám chữa bệnh bao gồm giá thành toàn bộ của dịch vụ khám chữa bệnh. Theo đó, giá thành toàn bộ của dịch vụ khám chữa bệnh bao gồm các chi phí sau đây:
- Chi phí nhân công bao gồm tiền lương, tiền công phù hợp với loại hình cung cấp dịch vụ, các khoản đóng góp theo lương và các khoản phụ cấp theo quy định;
- Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí thuốc, hóa chất, máu, chế phẩm máu và chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh và các khoản chi phí trực tiếp khác;
- Chi phí khấu hao thiết bị y tế, tài sản cố định;
- Chi phí quản lý bao gồm chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế, tài sản cố định, chi phí bảo vệ môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, chi phí quản lý chất lượng, lãi vay (nếu có) và các chi phí khác có liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Có bắt buộc phải mang theo thẻ Bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh chữa bệnh không?
Theo hướng dẫn tại Công văn 1493/BHXH-CSYT năm 2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có đề cập đến việc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSS-ID để khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:
Trên cơ sở ý kiến của Bộ Y tế tại Công văn số 4316/BYT-BH ngày 27/5/2021 về việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng Vss-ID để đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT, BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, phối hợp Sở Y tế để chỉ đạo cơ sở KCB triển khai thực hiện, có văn bản gửi cơ sở KCB BHYT thống nhất một số nội dung sau:
- Từ 01/6/2021, người bệnh BHYT đến khám, chữa bệnh được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy;
...
Theo đó, hiện nay, người bệnh khi đi khám, chữa bệnh không bắt buộc phải mang theo thẻ Bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh mà thay vào đó người bệnh đến khám, chữa bệnh được sử dụng hình ảnh thẻ Bảo hiểm y tế trên Ứng dụng VSSID thay thế cho việc sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế giấy. Tuy nhiên, nếu người dân chưa đăng ký và sử dụng ứng dụng VSSID thì phải mang theo thẻ Bảo hiểm y tế giấy khi đi khám, chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?