Festival Biển Nha Trang 2025 ngày nào? Festival Biển Nha Trang tổ chức vào tháng mấy? Festival biển Nha Trang mấy năm 1 lần?
Festival Biển Nha Trang 2025 ngày nào? Festival Biển Nha Trang tổ chức vào tháng mấy? Festival Biển Nha Trang diễn ra mấy năm 1 lần?
Theo Kế hoạch 13495/KH-UBND năm 2025 về tổ chức Chương trình Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2025 Tải vềnêu rõ thời gian diễn ra Festival Biển Nha Trang 2025 như sau:
Festival Biển Nha Trang 2025
Tên gọi
- Viết đầy đủ: “Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa năm 2025”
- Viết tắt: “Festival Biển 2025”
- Chủ đề: “Không gian di sản văn hóa biển, đảo Khánh Hòa”
Khanh Hoa’s Island and Sea cultural heritage
Thời gian
Thời gian tổ chức 3 ngày (bắt đầu từ ngày 07 tháng 6 đến hết ngày 09 tháng 6 năm 2025). Trong đó:
- Lễ khai mạc tổ chức vào 20 giờ 10 phút, ngày 07 tháng 6 năm 2025
(thứ Bảy): tên gọi chính thức “Ngọc sáng biển Đông” (sau đây gọi tắt là Lễ khai mạc).
- Chương trình Canaval đường phố, trình diễn thể thao trên biển từ 14 giờ 00 phút, ngày 08 tháng 6 năm 2025 (Chủ nhật): “Phố biển vào hội”.
- Biểu diễn nghệ thuật quốc tế vào 20 giờ 10 phút, ngày 08 tháng 6 năm 2025 (Chủ nhật): “Về đây với biển”.
- Lễ bế mạc tổ chức vào 20 giờ 10 phút, ngày 09 tháng 6 năm 2025 (thứ Hai): “Biển, đảo yêu thương”.
Địa điểm tổ chức
- Tập trung tại thành phố Nha Trang (Quảng trường 2 tháng 4, Sân bóng Thanh niên và tuyến công viên dọc bờ biển đường Trần Phú).
- Tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Festival biển Nha Trang được tỉnh Khánh Hòa tổ chức định kỳ 2 năm một lần, trở thành một trong những sự kiện kích cầu du lịch lớn nhất của tỉnh Khánh Hòa.
Festival Biển Nha Trang 2025 ngày nào? Festival Biển Nha Trang tổ chức vào tháng mấy? Festival Biển Nha Trang diễn ra mấy năm 1 lần? (Hình từ Internet)
Người tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định người tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm như sau:
Người tham gia lễ hội có các quyền sau:
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định trên còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết nào?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Lưu ý:
Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Đề xuất chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA là gì? Chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA không hoàn lại có phải lập đề xuất không?
- Mối quan hệ công tác của cơ quan thanh tra Công an nhân dân được quy định như thế nào theo Nghị định 164?
- Công chức Văn hóa xã hội cấp xã cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Trách nhiệm của công chức Văn hóa xã hội cấp xã là gì?
- Phân tích bài thơ Cảnh khuya ngắn gọn? Phân tích bài thơ Cảnh khuya? Cảm nhận bài thơ Cảnh khuya?
- Mẫu phương án vận chuyển khí độc hại của đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo Nghị định 161?