Đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô đi qua địa bàn mấy quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội? Cụ thể là những quận, huyện nào?

Đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô đi qua địa bàn quận, huyện: Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô đi qua địa bàn mấy quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội? Cụ thể là những quận, huyện nào?

>> Xem thêm: QH thông qua Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội khi nào?

Căn cứ Kế hoạch 244/KH-UBND năm 2022 về tổ chức thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô (Dự án) thuộc trách nhiệm của thành phố Hà Nội nêu rõ như sau:

Việc đầu tư phát triển tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đáp ứng yêu cầu xây dựng Thủ đô là một trong các cực tăng trưởng của cả nước;

Phát triển trở thành đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị; là cơ sở để thực hiện công tác Quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng đi trước một bước và tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị; tạo ra trục giao thông quan trọng thúc đẩy phát triển mạnh mẽ liên kết ngành, liên kết vùng và lợi thế kết nối đa chiều của các đô thị; tổ chức lại cơ cấu dân cư và phát triển kinh tế trong quá trình tái thiết và phát triển đô thị.

Với khối lượng công việc rất lớn và các đặc điểm đặc thù của dự án (Việc giải phóng mặt bằng được tách thành dự án thành phần, vốn đầu tư dự án gồm nhiều nguồn khác nhau, nhiều thủ tục trình tự chưa có quy định trong hệ thống quy phạm pháp luật, triển khai với nhiều cơ chế chính sách đặc thù được quốc hội thông qua...) thì rất cần thiết phải ban hành kế hoạch triển khai cụ thể, chi tiết để đảm bảo huy động toàn bộ hệ thống chính trị của Thành phố tham gia với tinh thần trách nhiệm cao nhất mới có thể triển khai thành công dự án, đáp ứng mục tiêu, tiến độ đã được Quốc hội thông qua, Chính phủ chỉ đạo.

Theo đó, Kế hoạch phân công rõ nhiệm vụ (chủ trì, phối hợp) với tiến độ cụ thể đối với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện: Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố và các đơn vị có liên quan để chủ động triển khai tổ chức thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao nhất nhằm đáp ứng tiến độ, kế hoạch đã đề ra.

Từ Kế hoạch 244/KH-UBND năm 2022 có thể thấy đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô đi qua 07 địa bàn mấy quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội.

Cụ thể, đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô đi qua 07 địa bàn mấy quận, huyện là những quận, huyện sau: Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô đi qua địa bàn mấy quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội? Cụ thể là những quận, huyện nào?

Đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô đi qua địa bàn mấy quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội? Cụ thể là những quận, huyện nào? (Hình từ Internet)

Tổng mức đầu tư và nguồn vốn dự án đường vành đai 4 vùng thủ đô hà nội ra sao?

Căn cứ quy định tại Nghị quyết 56/2022/QH15, sơ bộ tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội như sau:

Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 85.813 tỷ đồng (tám mươi lăm nghìn, tám trăm mười ba tỷ đồng), trong đó:

(1) Nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 41.860 tỷ đồng (bốn mươi mốt nghìn, tám trăm sáu mươi tỷ đồng), bao gồm:

- Nguồn vốn ngân sách trung ương trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là 19.383 tỷ đồng (mười chín nghìn, ba trăm tám mươi ba tỷ đồng);

- Nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 là 22.477 tỷ đồng (hai mươi hai nghìn, bốn trăm bảy mươi bảy tỷ đồng), trong đó: thành phố Hà Nội là 19.477 tỷ đồng (mười chín nghìn, bốn trăm bảy mươi bảy tỷ đồng); tỉnh Hưng Yên là 1.000 tỷ đồng (một nghìn tỷ đồng) và tỉnh Bắc Ninh là 2.000 tỷ đồng (hai nghìn tỷ đồng);

(2) Nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030 là 14.506 tỷ đồng (mười bốn nghìn, năm trăm linh sáu tỷ đồng), bao gồm:

- Nguồn vốn ngân sách trung ương là 8.790 tỷ đồng (tám nghìn, bảy trăm chín mươi tỷ đồng);

- Nguồn vốn ngân sách địa phương là 5.716 tỷ đồng (năm nghìn, bảy trăm mười sáu tỷ đồng), trong đó: thành phố Hà Nội là 4.047 tỷ đồng (bốn nghìn, không trăm bốn mươi bảy tỷ đồng); tỉnh Hưng Yên là 505 tỷ đồng (năm trăm linh năm tỷ đồng) và tỉnh Bắc Ninh là 1.164 tỷ đồng (một nghìn, một trăm sáu mươi bốn tỷ đồng);

(3) Vốn do nhà đầu tư thu xếp là 29.447 tỷ đồng (hai mươi chín nghìn, bốn trăm bốn mươi bảy tỷ đồng).

Ngoài ra, về tiến độ thực hiện, đã chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2022, dự kiến cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần thực hiện như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2022, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư triển khai các dự án thành phần của Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội thực hiện như sau:

(1) Nhóm dự án thành phần thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư tổ chức lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định phê duyệt dự án.

(2) Nhóm dự án thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị):

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị có chức năng tổ chức lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần đường song hành. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định phê duyệt dự án thành phần thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị).

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh giao cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị có chức năng tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) để trình Bộ Xây dựng thẩm định.

Trên cơ sở báo cáo thẩm định Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh quyết định phê duyệt dự án thành phần thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) trên địa bàn.

- Bộ Xây dựng giao cơ quan chuyên môn thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án thành phần thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) trên địa bàn các tỉnh: Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh.

(3) Dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư:

- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, trình thẩm định theo quy định của Luật Đầu tư 2020 theo phương thức đối tác công tư đối với dự án thành phần 3 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt dự án thành phần 3.

- Việc quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công trong dự án thành phần 3 được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 70 Luật Đầu tư 2020 tư theo phương thức đối tác công tư.

Đường vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị yêu cầu Hà Nội và các địa phương trong Vùng Thủ đô phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm nào?
Pháp luật
Đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô đi qua địa bàn mấy quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội? Cụ thể là những quận, huyện nào?
Pháp luật
Đường vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội đi qua những tỉnh, thành phố nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư dự án là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
2,789 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đường vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào