Đường hàng không nội địa là lĩnh vực vận tải thứ 5 chính thức được hoạt động trở lại tại các vùng có dịch Covid-19 năm 2022?
- Từ ngày 24/03/2022, cho phép hoạt đông trở lại đường hàng không nội địa tại các vùng có dịch Covid-19 với tần suất như thế nào?
- Từ ngày 24/03/2022, đường hàng không nội địa trở lại hoạt động tại các vùng có dịch Covid-19 kèm theo điều kiện gì?
- Hành khách và tổ bay khi tham gia vận tải hàng không nội địa cần lưu ý thực hiện biện pháp chống dịch Covid-19 như thế nào?
Từ ngày 24/03/2022, cho phép hoạt đông trở lại đường hàng không nội địa tại các vùng có dịch Covid-19 với tần suất như thế nào?
Theo hướng dẫn tại Mục 3 Quyết định 372/QĐ-BGTVT năm 2022 thì từ ngày 24/03/2022, cho phép hoạt đông trở lại đường hàng không nội địa với tần suất như sau:
"3. Tần suất khai thác vận tải hàng không nội địa và các biện pháp phòng chống dịch COVID-19
a) Tần suất khai thác các đường bay nội địa chở khách thường lệ: Các hãng bằng không Việt Nam được phép khai thác các chuyến bay với tần suất theo nhu cầu thị trường, năng lực của hàng hàng không vi phù hợp với kết cấu hạ tầng cảng hàng không và kết cấu hạ tầng bảo đảm hoạt động bay."
Theo đó, tần suất khai thác các đường bay nội địa chở khách thường lệ như sau: Các hãng bằng không Việt Nam được phép khai thác các chuyến bay với tần suất theo nhu cầu thị trường, năng lực của hàng hàng không vi phù hợp với kết cấu hạ tầng cảng hàng không và kết cấu hạ tầng bảo đảm hoạt động bay.
Đường hàng không nội địa là lĩnh vực vận tải thứ 5 chính thức được hoạt động trở lại tại các vùng có dịch Covid-19 năm 2022?
Từ ngày 24/03/2022, đường hàng không nội địa trở lại hoạt động tại các vùng có dịch Covid-19 kèm theo điều kiện gì?
Cũng theo hướng dẫn tại Mục 3 Quyết định 372/QĐ-BGTVT năm 2022 thì đường hàng không nội địa trở lại hoạt động kèm theo điều kiện sau:
"3. Tần suất khai thác vận tải hàng không nội địa và các biện pháp phòng chống dịch COVID-19
...
b) Các biện pháp phòng chống dịch COVID-19: Thực hiện theo các quy định tại Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19"; các yêu cầu, nhưng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và Y tế địa phương."
Theo đó, các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 được hướng dẫn tại Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” ban hành kèm theo Quyết định 218/QĐ-BYT năm 2022 cụ thể như sau:
"III. CÁC BIỆN PHÁP CHUYÊN MÔN
1. Chuẩn bị năng lực ứng phó với dịch COVID-19
Để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chuẩn bị các nội dung sau:
a) Xây dựng kịch bản và phương án bảo đảm công tác y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 theo từng cấp độ dịch; tổ chức triển khai khi có dịch xảy ra trên địa bàn.
b) Tăng cường khả năng thu dung, điều trị và chăm sóc người mắc COVID-19:
- Đánh giá năng lực quản lý, chăm sóc người mắc COVID-19 (F0) tại các tuyến xã; bảo đảm đáp ứng về giường bệnh COVID-19 tại cơ sở thu dung, điều trị cấp huyện và giường hồi sức cấp cứu (ICU) có đủ nhân viên y tế phục vụ tại tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, thành phố (bao gồm cả y tế tư nhân) sẵn sàng đảm bảo đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ cao nhất. Cập nhật số liệu và quản lý phần mềm báo cáo các cơ sở thu dung, điều trị F0.
- Thực hiện đánh giá, phân loại bệnh nhân tại tất cả các tuyến, nhất là từ tuyến xã để triển khai quản lý, chăm sóc F0 tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế phù hợp; không để tình trạng chuyển tầng, chuyển tuyến không đúng chỉ định nhằm giảm quá tải tuyến trên.
- Có kế hoạch bảo đảm khi có dịch xảy ra: các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên có hệ thống cung cấp ô xy hóa lỏng, khí nén; các trạm y tế xã, phường, thị trấn bảo đảm cung cấp ô xy y tế; có kế hoạch tổ chức các trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng, tổ chức quản lý F0 tại nhà; địa bàn có dịch bệnh cấp 3 trở lên phải có phương án mở rộng năng lực thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 không để quá tải diện rộng.
- Tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vừa điều trị bệnh nhân thông thường vừa điều trị COVID-19. Bảo đảm tổ chức phân luồng, sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phát hiện ca bệnh, quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
c) Nâng cao năng lực thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân các tuyến nhất là tuyến cơ sở. Tập huấn và thực hiện phân loại, điều trị bệnh nhân COVID-19 theo mô hình tháp của Bộ Y tế tránh tình trạng dồn lên bệnh viện tuyến trên gây quá tải. Rà soát, chủ động tăng cường năng lực hệ thống y tế; có kế hoạch rõ ràng với các kịch bản cụ thể, không để bị động. Tuyệt đối không để tình trạng người dân xét nghiệm có kết quả dương tính mà không tiếp cận được dịch vụ y tế, không được cấp phát thuốc, không được quản lý, theo dõi sức khỏe. Đảm bảo không bỏ sót việc cung cấp oxy y tế, chuyển tuyến kịp thời cho người thuộc nhóm nguy cơ tăng nặng, tử vong, người khó tiếp cận khi theo dõi tại nhà. Xây dựng hệ thống chuyển tuyến đảm bảo sự tiếp cận của mọi người dân.
d) Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực truy vết, xét nghiệm, cách ly y tế và điều trị trên địa bàn.
2. Xét nghiệm
a) Việc xét nghiệm được thực hiện bằng một phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp xét nghiệm khác nhau để phát hiện SARS-CoV-2; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan quản lý đơn vị, địa bàn tự tổ chức xét nghiệm tại các khu vực có nguy cơ cao, cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
b) Việc thực hiện xét nghiệm để xử lý ổ dịch: các địa phương phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để quyết định đối tượng, địa bàn xét nghiệm cho phù hợp, lấy mẫu xét nghiệm giải trình tự gen các trường hợp có dấu hiệu bất thường.
c) Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân khi di chuyển trong nước.
3. Cách ly y tế
Đối với người người tiếp xúc gần (F1), người nhập cảnh: thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế."
Hành khách và tổ bay khi tham gia vận tải hàng không nội địa cần lưu ý thực hiện biện pháp chống dịch Covid-19 như thế nào?
Theo hướng dẫn tại Mục 4 và Mục 5 Quyết định 372/QĐ-BGTVT năm 2022 thì tổ bay, hành khách và các doanh nghiệp kinh doanh cảng hàng không phải chú ý thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 như sau:
"4. Tổ bay (tổ lái và tiếp viên), hành khách tham gia vận tải hàng không nội địa phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai bảo y tế theo quy định của Bộ Y tế;
b) Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế,
c) Xét nghiệm y tế, cách ly y tế: thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của Bộ Y tế và Y tế địa phương
5. Doanh nghiệp kinh doanh cảng hàng không, sân bay phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo yêu cầu, hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và Y tế địa phương."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?