Được phép giữ nguyên nhóm nợ nhưng tổ chức tín dụng vẫn phải trích lập dự phòng theo nhóm nợ thực tế đúng không?
Tổ chức tín dụng đươc giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 02/2023 như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định về việc giữ nguyên nhóm nợ như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đối với khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN như nhóm nợ đã được phân loại theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm gần nhất trước khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN.
- Khoản nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-NHNN còn trong hạn theo thời hạn cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh, phân loại lại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Trường hợp khoản nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-NHNN quá hạn theo thời hạn cơ cấu lại mà không được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Đối với số lãi phải thu của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) theo quy định tại Thông tư này, kể từ ngày được cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải hạch toán thu nhập (dự thu) mà thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu; thực hiện hạch toán vào thu nhập khi thu được theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Được phép giữ nguyên nhóm nợ nhưng tổ chức tín dụng vẫn phải trích lập dự phòng theo nhóm nợ thực tế?
Tổ chức tín dụng xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung như thế nào?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định như sau:
Trích lập dự phòng rủi ro
...
c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung theo công thức sau:
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung = A - B
Trong đó:
- A: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
- B: Số tiền dự phòng cụ thể đã trích quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Theo đó, tổ chức tín dụng xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung theo công thức sau:
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung = A - B
Trong đó:
- A: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 02/2023/TT-NHNN.
- B: Số tiền dự phòng cụ thể đã trích quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 02/2023/TT-NHNN.
Được phép giữ nguyên nhóm nợ nhưng tổ chức tín dụng vẫn phải trích lập dự phòng theo nhóm nợ thực tế đúng không?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 02/2023/TT-NHNN có quy định như sau:
Trích lập dự phòng rủi ro
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng cụ thể đối với hách hàng có số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này như sau:
a) Căn cứ quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập số tiền dự phòng cụ thể đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ quy định tại Điều 5 Thông tư này đối với khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ và kết quả phân loại nợ đối với dư nợ còn lại của khách hàng theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (không áp dụng quy định giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này).
c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung theo công thức sau:
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung = A - B
Trong đó:
- A: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
- B: Số tiền dự phòng cụ thể đã trích quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
d) Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung được xác định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này là dương, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích bổ sung dự phòng cụ thể như sau:
(i) Đến thời điểm 31/12/2023: Tối thiểu 50% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung;
(ii) Đến thời điểm 31/12/2024: Trích thêm số còn lại để đủ 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng chung đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ được xác định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì các tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng cụ thể đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ tối thiểu 50% trong năm 2023 và 100% trong năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?