Dự thảo Luật Điện ảnh (Sửa đổi): Bảo đảm bình đẳng giới trong đào tạo nguồn nhân lực? Hành vi vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới sẽ bị cấm trong điện ảnh?
Hoạt động điện ảnh phải dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Dự thảo Luật Điện ảnh (Sửa đổi) quy định nguyên tắc của hoạt động điện ảnh như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc của hoạt động điện ảnh
1. Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hội nhập quốc tế và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của nhân dân.
2. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo đảm tính nhân văn, thẩm mỹ và giải trí.
3. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do sáng tạo trong khuôn khổ của pháp luật, bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh.
4. Bảo đảm sự bình đẳng, cạnh tranh công bằng của các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động điện ảnh và phát triển công nghiệp điện ảnh.
5. Việc hỗ trợ phát triển công nghiệp điện ảnh phải tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
6. Nguồn đầu tư và hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn khác cho điện ảnh phải được sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn.
7. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh phải tuân thủ các quy định của pháp luật, chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp và có trách nhiệm xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh.”
Đảm bảo bình đẳng giới trong đào tạo nguồn nhân lực ngành Điện ảnh?
Căn cứ Điều 7 Dự thảo Luật Điện ảnh (Sửa đổi) quy định về việc đào tạo nguồn nhân lực như sau:
- Nhà nước đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở trong nước và nước ngoài nhằm phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp điện ảnh.
- Thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để nâng cao chất lượng giảng viên; chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ cao, đầu ngành trong cơ sở đào tạo điện ảnh.
- Ưu tiên đầu tư xây dựng, phát triển một số cơ sở đào tạo, ngành đào tạo điện ảnh đạt chuẩn quốc tế.
- Ưu tiên đối với người được hưởng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thực hiện bình đẳng giới trong đào tạo điện ảnh.
- Khuyến khích, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế giữa cơ sở đào tạo điện ảnh với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ.
- Thực hiện xã hội hóa đào tạo điện ảnh, khuyến khích các cơ sở đào tạo trong và ngoài công lập đào tạo điện ảnh.
- Căn cứ định hướng, chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực ngành văn hóa nghệ thuật trong từng thời kỳ, nguồn kinh phí, đề xuất của các cơ quan, tổ chức, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ, ngành liên quan xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cho các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực điện ảnh.
Dự thảo Luật Điện ảnh (Sửa đổi): Bảo đảm bình đẳng giới trong đào tạo nguồn nhân lực? Hành vi vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới sẽ bị cấm trong điện ảnh?
Hành vi vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới là hành vi bị nghiêm cấm trong điện ảnh?
Căn cứ Điều 10 Dự thảo Luật Điện ảnh (Sửa đổi) quy định những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh gồm:
- Nghiêm cấm các hoạt động điện ảnh có nội dung sau đây:
+ Vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp, pháp luật; kích động chống đối hoặc phá hoại việc thi hành Hiến pháp, luật hoặc các quy định hành chính;
+ Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; làm tổn hại đến các giá trị văn hóa, lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam; xúc phạm quốc kỳ, Đảng kỳ, quốc huy, quốc ca;
+ Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù, kì thị giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng phản động, tệ nạn xã hội; phá hoại truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo;
+ Ủng hộ chủ nghĩa khủng bố hoặc chủ nghĩa cực đoan;
+ Kích động, phá hoại chính sách tín ngưỡng, tôn giáo;
+ Tiết lộ bí mật nhà nước, gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
+ Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc, sự tôn kính tín ngưỡng, tôn giáo; thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
+ Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trái với truyền thống yêu hoà bình và nhân ái của dân tộc; trừ trường hợp các nội dung đó thể hiện để nhằm phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa;
+ Thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại dâm ô, truỵ lạc, loạn luân;
+ Vi phạm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của trẻ em, người chưa thành niên hoặc gây tổn hại đến sức khỏe, thể chất của trẻ em, người chưa thành niên;
+ Vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới, định kiến giới, phân biệt đối xử về giới theo quy định của pháp luật;
+ Các nội dung bị cấm bởi Luật và các quy định hành chính khác.
- Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
+ Phát hành, phổ biến phim trên hệ thống rạp chiếu phim, trên hệ thống truyền hình và nơi công cộng mà không có Giấy phép phân loại phim của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh (sau đây gọi là Giấy phép phân loại phim) hoặc được biên tập, cấp Quyết định phát sóng của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình (sau đây gọi là Quyết định phát sóng);
+ Thay đổi, làm sai lệch nội dung phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;
+ Phát hành, phổ biến phim không tuân thủ các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định của pháp luật có liên quan;
+ Phát hành, phổ biến phim đã có quyết định thu hồi Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;
+ Không thông báo hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định tại Điều 23 Luật này.
Có thể thấy, dù Dự thảo đã đề cập đến vấn đề bình đẳng giới trong điện ảnh, tuy nhiên nội dung này vẫn còn khá khiêm tốn, chưa được quy định rõ ràng. Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng Dự thảo cần thực hiện nghiêm túc trong giai đoạn hiện nay.
Xem toàn bộ Dự thảo: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?