Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Có giới hạn độ tuổi được đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Ai là người được sử dụng đất theo Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi?
Theo đề xuất tại Điều 5 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) Tải quy định về người sử dụng đất bao gồm:
Người sử dụng đất
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất; thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao theo quy định của Luật này, bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự;
b) Tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sử dụng đất (sau đây gọi chung là tổ chức tôn giáo).
2. Hộ gia đình sử dụng đất gồm những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, có quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (sau đây gọi là hộ gia đình).
3. Cá nhân trong nước (sau đây gọi là cá nhân).
4. Cộng đồng dân cư.
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
7. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, những người được sử dụng đất bao gồm:
- Tổ chức trong nước: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, Tổ chức tôn giáo, ...;
- Hộ gia đình;
- Cá nhân;
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài,...;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, người sử dụng đất có quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Dự thảo Luật Đất đai(sửa đổi) Tải.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Giới hạn độ tuổi được đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?(Hình ảnh từ Internet)
Đề xuất quy định về nhận chuyển nhượng, tặng cho, nhận thừa kế quyền sử dụng đất như thế nào?
Theo quy định về quyền công dân đối cới đất đai tại khoản 8 Điều 24 Dự thảo Luật Đất đai(sửa đổi) Tải, công dân được quyền nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất; mua, bán, nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Theo đó, người thừa kế phải là:
+ Ngươi còn sống phải thời điểm thời thừa kế;
+ Hoặc sinh ra sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Đối với hoạt động mua, bán quyền sử dụng đất thì phải đảm bảo được thực hiện đúng theo quy định và đáp ứng điều kiện của giao dịch dân sự.
Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực, cụ thể:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hơn nữa, quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định về giao dịch dân sự đối với người chưa thành niên như sau:
Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý
Theo đó, khi giao dịch dân sự với người chưa thành niên, thì người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Có giới hạn độ tuổi được đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Căn cứ các quy định nêu trên về việc thực hiện giao dịch dân sự (mua bán quyền sử dụng đất, kể cả đối với người chưa thành niên, quy định về thừa kế quyền sử dụng đất) thì hiện nay không có giới hạn về đội tuổi được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
Bên cạnh đó, tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) Tải quy định người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất là đối tượng được cấp Giấy chứng nhận mà không hạn chế về độ tuổi của người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?
- Mẫu Sổ cái trong kế toán thuế xuất nhập khẩu? Tải mẫu? Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất nhập khẩu năm?