Dự thảo Báo cáo Tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết 30/2021/QH15? Chuyển hướng chiến lược phòng chống dịch Covid-19 bằng các biện pháp hành chính?

Chỉ đạo của Chính phủ đối với dự thảo Báo cáo Tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết 30/2021/QH15 trình Quốc hội? - Câu hỏi của anh Hùng tại Long An.

Tổ xây dựng Báo cáo tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết 30/2021/QH15 trình Quốc hội?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục III Nghị quyết 126/NQ-CP năm 2022 nêu rõ:

Thành lập Tổ công tác xây dựng Báo cáo (Tổ Công tác) do đồng chí Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế là tổ trưởng; Thành phần là đại diện Lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Y tế, Tư pháp, Công an, Quốc phòng, Tài chính, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Công Thương, Văn phòng Chính phủ; bộ phận giúp việc của Tổ Công tác gồm Lãnh đạo cấp Vụ của các cơ quan nêu trên.

Tổ Công tác tập trung thời gian, khẩn trương hoàn thiện Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội, gồm Báo cáo đầy đủ và Báo cáo tóm tắt.

Dự thảo Báo cáo Tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết 30/2021/QH15

Dự thảo Báo cáo Tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết 30/2021/QH15?Chuyển hướng chiến lược phòng chống dịch covid-19 bằng các biện pháp hành chính? (Hình từ Ineternet)

Những nội dung được yêu cầu làm rõ trong quá trình hoàn thiện báo cáo tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết 30/2021/QH15?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Nghị quyết 126/NQ-CP năm 2022 có yêu cầu cần bám sát 8 nội dung của Nghị quyết 30/2021/QH15, thực hiện làm rõ các nội dung sau:

- Nghị quyết 30/2021/QH15 được ban hành kịp thời, phù hợp với thực tiễn, được Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội triển khai thực hiện hiệu quả.

- Những sáng tạo, đổi mới tại các nội dung:

+ Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, tạo ra những thách thức chưa từng có không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới; không chỉ đối với ngành y tế mà ảnh hưởng đến toàn xã hội; với phương châm đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết; không có sự an toàn của cá nhân, địa phương nào nếu không có sự an toàn chung của cộng đồng; dịch bệnh chưa được kiểm soát thì không thể có phục hồi và phát triển kinh tế; chuyển hướng chiến lược phòng chống dịch bằng các biện pháp hành chính (giãn cách xã hội, cách ly, phong tỏa diện rộng) theo các Chỉ thị 15, 16, 19 của Thủ tướng Chính phủ sang phòng, chống dịch linh hoạt, chủ động, thích ứng an toàn, hiệu quả.

+ Mặc dù việc chống dịch COVID-19 là chưa có tiền lệ, nhưng Chính phủ đã mạnh dạn, kiên quyết, nhất là trong những thời điểm dịch bùng phát mạnh, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không cầu toàn, nhưng không nóng vội, phát huy trí tuệ tập thể, sự đoàn kết của toàn xã hội, thẳng thắn phân tích, nhận định những điểm được và chưa được trong chỉ đạo, điều hành của cả trung ương và địa phương.

+ Xác định vắc xin là vũ khí quan trọng, Chính phủ đã kiên quyết chỉ đạo, bằng mọi khả năng để tiếp cận được với vắc xin sớm nhất, nhanh nhất, “vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiếp cận sớm nhất”. Đánh giá Chiến lược vắc xin của Chính phủ được triển khai đồng bộ trên các mặt: (i) Quỹ vắc xin (từ trung ương đến địa phương); (ii) Ngoại giao vắc xin; (iii) Chiến dịch tiêm chủng mở rộng chưa từng có trong lịch sử, miễn phí cho toàn dân, người dân được tiếp cận công bằng với vắc xin, được thế giới ghi nhận là nước đi sau về trước nhờ chiến lược vắc xin.

+ Báo cáo cần nêu bật được 2 điểm nhấn rất quan trọng, 2 thời điểm chuyển hướng chiến lược của công tác phòng, chống dịch COVID-19 quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội, vận mệnh sống còn của đất nước, của dân tộc trong thời bình, bằng việc ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 ban hành quy định tạm thời thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và Nghị quyết 38/NQ-CP năm 2022 ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 (2022-2023).

+ Đánh giá kết quả phòng, chống dịch bệnh góp phần quan trọng trong phục hồi, phát triển kinh tế (Việt Nam từ vị trí cuối bảng năm 2021 đến quý 3 năm 2022 vươn lên vị trí thứ 2 trong trong bảng xếp hạng chỉ số phục hồi COVID-19 của Nikkei).

+ Thành công của công tác phòng, chống dịch bệnh là minh chứng cho tinh thần đoàn kết toàn đảng, toàn dân, toàn quân, sự hỗ trợ quý báu của cộng đồng quốc tế, sự chỉ đạo sáng suốt của Bộ Chính trị, đứng đầu là Tổng Bí thư (với nhiều văn bản chỉ đạo mà gần nhất là Kết luận 25 của Bộ Chính trị năm 2021); sự vào cuộc của Quốc hội; đặc biệt quan trọng là việc triển khai hiệu quả các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội; sự sáng tạo, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp với sự vào cuộc của Nhân dân; chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của Nhân dân.

Trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc hoàn thiện dự thảo Báo cáo tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết 30/2021/QH15?

Căn cứ tiểu mục 4 Mục III Nghị quyết 126/NQ-CP năm 2022 Chính phủ giao cho Bộ Y tế nhiệm vụ:

Khẩn trương thực hiện tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan, các thành viên Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để hoàn thiện dự thảo Báo cáo của Chính phủ về tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết 30/2021/QH15;

Giao Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký báo cáo gửi Quốc hội theo quy định; giải trình với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội theo quy định.

Covid-19 Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Covid-19:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ mẫu giáo ở thôn đặc biệt khó khăn đi học nửa ngày do dịch Covid-19 có được hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Mức tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 là bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện 3 sạch để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác?
Pháp luật
Người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 được phép làm thêm tối đa 60 giờ trong 01 tháng?
Pháp luật
Tại sao từ ngày 01/3/2022 thân nhân của người đã mất vì dịch Covid-19 lại không còn được nhận hỗ trợ?
Pháp luật
Việc cách ly y tế đối với các trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm bệnh Covid-19 (F1) được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời gian cách ly tại nhà đối với người tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19 (F1) theo quy định mới nhất có còn là 14 ngày không?
Pháp luật
Từ 0h ngày 27/4/2022, tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh?
Pháp luật
Để phòng chống dịch Covid-19 trong trường học thì có tuyên truyền thực hiện việc tiêm vắc xin phòng Covid 19 cho học sinh không?
Pháp luật
Kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2023-2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Covid-19
2,063 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Covid-19

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Covid-19

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào