Dự báo thời tiết ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Thành phố Điện Biên Phủ thế nào?
Dự báo thời tiết ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Thành phố Điện Biên Phủ thế nào?
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong ngày 7/5/2024, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ có thể diễn ra với thời tiết tốt, xác suất mưa khá thấp.
Trong buổi sáng ngày 7/5/2024, từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa, trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên chỉ có xác suất mưa khoảng 20%, trời nhiều mây và tạnh ráo, thuận lợi cho Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Nhiệt độ buổi sáng se lạnh trong khoảng 21 - 29 độ C.
Sang đến buổi chiều, xác suất mưa lớn hơn khoảng 65% trong khoảng thời gian từ 12 - 19 giờ, và lên tới 70% từ sau 19 giờ tối trở đi. Ban ngày vẫn có nắng, nhiệt độ trong khoảng 27 - 31 độ C.
Dự báo thời tiết khu vực Thành phố Điện Biên Phủ từ đêm 06 đến ngày 10/5/2024 như sau:
Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia
Dự báo thời tiết ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Thành phố Điện Biên Phủ thế nào? (Hình từ internet)
Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục III Hướng dẫn 135-HD/BTGTW năm 2024, hướng dẫn tổ chức lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ như sau:
(1) Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ:
Tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia tại tỉnh Điện Biên:
- Thời gian tổ chức Lễ kỷ niệm: Dự kiến 7 giờ 30 phút, ngày 07/5/2024.
- Địa điểm: Sân vận động tỉnh Điện Biên
- Danh nghĩa tổ chức: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên.
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm.
- Tổ chức thực hiện: Tỉnh Điện Biên chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan, đơn vị liên quan.
(2) Lễ diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ:
Tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm tại tỉnh Điện Biên
- Thời gian: Dự kiến 8 giờ 00 phút ngày 07/5/2024.
- Địa điểm: Sân vận động tỉnh Điện Biên và trên một số tuyến đường của thành phố Điện Biên.
- Tổ chức thực hiện: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Điện Biên và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Theo đó, tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia tại tỉnh Điện Biên.
Thời gian tổ chức Lễ kỷ niệm: Dự kiến 7 giờ 30 phút, ngày 07/5/2024.
Địa điểm: Sân vận động tỉnh Điện Biên
Chủ đề và nội dung tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ thế nào?
Căn cứ tại Mục II Hướng dẫn 135-HD/BTGTW năm 2024 có đưa ra chủ đề và nội dung tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ như sau:
(1) Chủ đề tuyên truyền:
“CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI”
(2) Nội dung tuyên truyền:
- Bối cảnh lịch sử, âm mưu của thực dân Pháp trong kế hoạch Nava; chủ trương của Đảng ta về mở Chiến dịch Điện Biên Phủ; diễn biến, kết quả của Chiến dịch; những chiến thắng và chiến công của quân, dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại và ý nghĩa to lớn, sâu sắc của Chiến thắng Điện Biên Phủ đối với dân tộc và thời đại; khẳng định tinh thần anh dũng, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta, nhất là đường lối chính trị, quân sự và ngoại giao đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của Quân đội nhân dân, Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Tình đoàn kết chiến đấu thủy chung, son sắt của quân và dân ba nước Đông Dương; sự giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Nhân dân ta
- Công lao, đóng góp to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và các tầng lớp Nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Những bài học kinh nghiệm quý báu của Chiến thắng Điện Biên Phủ cần tiếp tục được phát huy, lan tỏa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Những thành tựu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước, của đồng bào các dân tộc Tây Bắc và của tỉnh Điện Biên 70 năm qua; những nghị quyết, chiến lược, chương trình, dự án, định hướng phát triển vùng Tây Bắc và tỉnh Điện Biên trong thời gian tới, nhất là Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng, Nhà nước và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
- Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm diễn ra ở các cấp, các ngành, đoàn thể từ Trung ương tới cơ sở; chú trọng đến các phong trào “đền ơn, đáp nghĩa”, hoạt động về nguồn; biểu dương, khích lệ các hoạt động chăm lo gia đình chính sách, người có công với cách mạng, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Tổ quốc
Đồng thời, tại Mục I Hướng dẫn 135-HD/BTGTW năm 2024 có nêu ra mục đích, yêu cầu tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ như sau:
- Tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tôn vinh, tri ân sâu sắc tới các thế hệ người Việt Nam đã hy sinh xương máu và có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân ra sức phấn đấu, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị trong năm 2024, thi đua lập thành tích chào mừng ngày lễ lớn của dân tộc, quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
- Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm được tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, đúng quy định hiện hành; lồng ghép với việc tuyên truyền triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào thi đua yêu nước, các sự kiện chính trị của đất nước, ban, bộ, ngành, địa phương; tạo không khí phấn khởi, tin tưởng trong các tầng lớp Nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?