Dự án PPP sử dụng vốn đầu tư công có phải được thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối hay không?
Dự án PPP sử dụng vốn đầu tư công có phải được thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối hay không?
Căn cứ Điều 13 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, có quy định về trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP.
Trong đó tại các trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh mà có sử dụng nguồn vốn công đều được quy định phải được thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật đầu tư công.
Dự án PPP sử dụng vốn đầu tư công có phải được thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối hay không?
Ai có thẩm quyền thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công trong dự án PPP?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 35/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Thẩm quyền thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công trong dự án PPP
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách trung ương đối với dự án PPP:
a) Thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;
b) Thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của mình.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công cấp tỉnh chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn:
a) Đối với phần vốn ngân sách địa phương trong trường hợp dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;
b) Đối với dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
4. Đối với dự án PPP sử dụng vốn đầu tư từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập giao đơn vị trực thuộc chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn đầu tư từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập, gửi Hội đồng thẩm định dự án PPP hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP tổng hợp.
Theo đó, các chủ thể có thẩm quyền thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công trong dự án PPP là:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định đối với dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công chủ trì thẩm định đối vốn đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của mình.
- Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công cấp tỉnh chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn Đối với phần vốn ngân sách địa phương trong trường hợp dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập giao đơn vị trực thuộc chủ trì thẩm định dự án PPP sử dụng vốn đầu tư từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập.
Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công trong dự án PPP bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Nghị định 35/2021/NĐ-CP có quy định việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công trong dự án PPP bao gồm đánh giá về sự phù hợp của các nội dung chủ yếu sau đây:
- Mục đích sử dụng phần vốn;
- Tiến độ bố trí vốn trong kế hoạch hằng năm;
- Nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trong phạm vi tổng số vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước được Quốc hội thông qua và Thủ tướng Chính phủ giao cho bộ, cơ quan trung ương, địa phương trong giai đoạn trung hạn thực hiện dự án và hạn mức vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của giai đoạn sau theo quy định tại Luật Đầu tư công;
Tổng số vốn đầu tư công trong kế trung hạn nguồn ngân sách nhà nước và số tăng thu hằng năm của ngân sách nhà nước (nếu có) được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
- Phần vốn phải bố trí theo tiến độ hợp đồng để thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP trong trường hợp dự án áp dụng loại hợp đồng BTL, BLT dự kiến thực hiện vượt quá phạm vi 02 kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn liên tiếp.
Ngoài ra, còn đối với dự án PPP sử dụng vốn đầu tư từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đánh giá các nội dung sau đây căn cứ nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập:
- Mục đích sử dụng phần vốn;
- Tiến độ bố trí vốn trong kế hoạch hằng năm;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?